18/04/2023

Xuất bản “Aristotle và Lý tưởng giáo dục Hy Lạp cổ đại” – Thomas Davidson

Khủng hoảng trong giáo dục luôn là vấn đề nóng, gây nhức nhối không chỉ cho những chuyên gia, những nhà quản lý giáo dục mà còn ảnh hưởng tới đa số người dân. Dù ngân sách đầu tư cho giáo dục ngày càng được đẩy mạnh cả ở quy mô nhà nước lẫn hộ gia đình (trung bình chiếm 18% tổng chi ngân sách, trung bình mỗi gia đình đóng góp khoảng 24% tổng chi phí cho học sinh), thực tế vẫn cho thấy chất lượng giáo dục Việt Nam vẫn chưa cao. Việc đầu tư tràn lan, không có trọng điểm (chẳng hạn như đầu tư vào cải cách sách giáo khoa nhưng vẫn nhiều sai sót, nhiều mô hình và phương pháp giáo dục mới nhưng không quản lý một cách hệ thống…) khiến bản thân người học cũng như phụ huynh không đưa ra được định hướng đúng đắn trong việc xác định mục tiêu học tập dẫn đến việc học lệch, nặng về hình thức, thành tích.

Aristotle và Lý tưởng giáo dục Hy Lạp cổ đại đưa chúng ta tìm về với các lý thuyết giáo dục thời cổ đại ở Hy Lạp. Hy Lạp từ lâu luôn được coi là cái nôi của triết học, với những trụ cột lớn còn ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống cho đến tận bây giờ, như Socrates, Plato và đặc biệt là Aristotle. Trong giáo dục cũng vậy, hầu hết các lý thuyết giáo dục nổi tiếng sau này ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ các lý thuyết giáo dục Hy Lạp cổ đại. Việc tìm hiểu và nghiên cứu các lý thuyết Hy Lạp cổ đại giúp chúng ta hình dung được mối liên hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của một thể chế và giáo dục, tầm quan trọng của việc xác định các mục tiêu giáo dục chính, ảnh hưởng của các phương cách giáo dục lên các cá nhân trong cộng đồng cũng như sự phát triển của thể chế. Mặc dù sẽ là không phù hợp khi áp dụng các lý thuyết cổ đại vào đời sống hiện đại, nhưng có rất nhiều điểm đáng lưu ý và xem xét, như việc đề cao thực hành và rèn luyện trong học tập để nắm chắc lý thuyết, sự hài hoà giữa việc rèn luyện thể chất và đào tạo trí thức, nỗ lực cố gắng theo đuổi trí tuệ toàn vẹn. Từ đó, mỗi người đọc có thể chiêm nghiệm lại về bản thân mình, mục tiêu và những giá trị mình thực sự mong muốn theo đuổi, và cách thức thích hợp để đat được những mục tiêu đó.

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủ: Aristotle và Lý tưởng giáo dục Hy Lạp cổ đại

Tác giả: Thomas Davidson

Dịch giả: Nguyễn Hữu Đăng Khoa (Lan Anh hiệu đính)

Lĩnh vực: Giáo dục

Tủ sách: Lyceum

Số trang: 322

Cỡ sách: 12×20.5cm

Tình trạng bìa: Bìa mềm

Lượt in: Lần đầu

Cấp phép: NXB Dân Trí

Mã ISBN978-604-331-419-9

Ngày phát hành: 1/6/2023

GIÁ BÁN: 190.000 VN

Đặt trước sách để nhận ưu đãi 15% và freeship

Vui lòng chuyển khoản thanh toán trước nếu thuận tiện. Chỉ cần ghi số điện thoại. Số tiền gửi: 160k.
Book Hunter tài khoản thanh toán

Nội dung chính của Aristotle và Lý tưởng giáo dục Hy Lạp cổ đại - Thomas Davidson

Ý tưởng chính:

Tác phẩm là công trình nghiên cứu của tác giả về các lý tưởng giáo dục trước, trong và sau thời kỳ của Aristotle, cho thấy những điều kiện xã hội trong lịch sử đã hình thành nên những lý thuyết giáo dục của từng thời đại như thế nào. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu thêm về những gì trong quá khứ đã ảnh hưởng lên tư tưởng của Aristotle, cũng như những lý thuyết sau này chịu tác động như thế nào từ những tư tưởng của ông. Ba trụ cột trong triết học cổ đại cũng được nhắc tới và phân tích khá rõ ràng trên khía cạnh tư tưởng và lý thuyết giáo dục. Từ việc phân tích các đặc tính xã hội qua từng thời kỳ, ở từng thành bang, mối liên hệ giữa Nhà nước và thế chế đối với yêu cầu đặc ra cho giáo dục, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của những lý thuyết giáo dục nổi bật tương ứng với từng nhân vật tiêu biểu của từng thời kỳ. Nếu như những lý thuyết của Xenophon, Socrates hay Plato kéo con người ra khỏi thế giới tự nhiên và lịch sử, thì Aristotle lại hướng con người trở về với thế giới đó, biết bản thân mình thông qua tự nhiên, nỗ lực cố gắng vươn tới Toàn Thiện. Mặc dù lý thuyết của Aristole vẫn còn một số hạn chế như vẫn còn tồn tại sự phân chia tầng lớp và ít nhiều mang tính utopia bất biên như các lý tưởng của những người trước đó, nhưng những nguyên lý giáo dục mà ông đặt ra có giá trị cao và trường tồn với thời gian, đáng để những nhà lý thuyết giáo dục nghiên cứu và xem xét ở mọi thời kỳ, như mối tương quan giữa rèn luyện thân thể và đào tạo tâm trí, tầm quan trọng của việc thực hành trong học tập, tính nghiêm túc trong nghiên cứu và học tập ở bậc cao.

Mục lục:

LỜI GIỚI THIỆU

QUYỂN I: GIỚI THIỆU

Chương 1: Đặc tính và lý tưởng của nền giáo dục
Hy Lạp
Chương 2: Các ngành học của nền giáo dục Hy Lạp
Chương 3: Các điều kiện của giáo dục
Chương 4: Các đối tượng của giáo dục
Chương 5: Giáo dục khi chịu tác động bởi thời gian,
địa điểm và hoàn cảnh
Chương 6: Các thời kỳ của giáo dục Hy Lạp

QUYỂN II: THỜI KỲ HELLENIC (776 – 338 TCN)

PHẦN I: “GIÁO DỤC KIỂU CŨ” (776 – 480 TCN)
Chương 1: Giáo dục cho lao động và nhàn rỗi
Chương 2: Nền giáo dục Æolia hay Thebes
Chương 3: Nền giáo dục Doria hay Sparta
Chương 4: Pythagoras
Chương 5: Nền giáo dục Ionia hay Athens

PHẦN II: “GIÁO DỤC KIỂU MỚI” (480 – 338 TCN)
Chương 1: Giáo dục cho lao động và nhàn rỗi
Chương 2: Xenophon
Chương 3: Plato

QUYỂN III: ARISTOTLE (384-322 TCN)

Chương 1: Aristotle – Cuộc đời và sự nghiệp
Chương 2: Triết học của Aristotle
Chương 3: Lý thuyết về nhà nước của Aristotle
Chương 4: Nhà nước Sư phạm của Aristotle
Chương 5: Giáo dục trong bảy năm đầu đời
Chương 6: Từ bảy tuổi đến hai mươi mốt tuổi
Chương 7: Giáo dục sau tuổi hai mươi mốt

QUYỂN IV: THỜI KỲ HELLENISTIC (338TCN – 313)

Chương 1: Từ đời sống dân tộc đến đời sống côngdân thế giới
Chương 2: Quintilian và giáo dục biện luận
Chương 3: Plotinus và giáo dục triết học
Chương 4: Kết luận

Trích dẫn hoặc dữ liệu hay:

“Xem xét quan điểm của Aristotle về con người, mục đích của ông và chức năng của Nhà nước, chúng ta có thể gặp chút khó khăn trong việc đoán định đặc điểm và phương pháp trong hệ thống giáo dục của ông . Con người là một thực thể được phú cho lý trí; mục đích của con người là nhận thức trọn vẹn về năng lực này, năng lực tối cao và nổi bật của anh ta; Nhà nước là phương cách để đạt được điều này.”

“Ba nguyên lý mà Aristotle đặt ra có giá trị với mọi nền giáo dục: (1) rèn luyện cơ thể phải được ưu tiên kịp thời hơn so với đào tạo tâm trí; (2) học sinh nên được dạy làm các thứ trước khi được dạy về những lý lẽ và nguyên lý của chúng; (3) việc học tập không bao giờ là chơi, hay chỉ để chơi.”

“Các giai đoạn giáo dục được Aristotle phân biệt là: (1) Thời thơ ấu, kéo dài từ lúc mới sinh đến hết năm bảy tuổi, dành cho sự phát triển khỏe mạnh và sau đó là chuẩn bị cho chế độ rèn luyện; (2) Thời niên thiếu, từ đầu năm tám tuổi cho tới lúc gần bước vào tuổi dậy thì, dành cho những chế độ rèn luyện nhẹ nhàng hơn về thể chất và tinh thần; (3) Thời thanh niên, từ tuổi dậy thì đến hết năm hai mươi mốt tuổi, chịu những chế độ rèn luyện nghiêm ngặt hơn; (4) Thời trưởng thành, tận tuỵ với các nghĩa vụ Nhà nước. Tất cả những điều này chỉ là sự chuẩn bị cho đời sống thiêng của tâm hồn. Chúng ta sẽ xem xét những thứ này theo thứ tự, thời kỳ (2) và (3) sẽ tính chung một chương mục.”

“Cần phải thấy rằng tất cả những thứ như vậy đều có khuynh hướng mở đường cho sự phát triển trong tương lai. Do đó, tất cả các trò chơi phải là những loại hình học tập trong tương lai. Còn việc trẻ em la hét, khóc lóc, những thứ này không nên bị cấm như ở một số nơi. Chúng góp phần vào sự phát triển cơ thể, giữ vai trò như một loại hình thể thao. Giống như những người thực hiện công việc khó khăn tăng sức mạnh bằng cách giữ hơi thở, trẻ em cũng tăng cường sức lực bằng cách hò hét. Công việc của những Người giám hộ Chương trình Giảng dạy Công là cung cấp cho chúng trò giải trí nói chung, cũng như đảm bảo rằng những trò này khiến chúng càng ít tiếp xúc với nô lệ càng tốt. Tất nhiên là ở độ tuổi này, chúng nên học được đâu là những cách ăn nói và cư xử không đứng đắn từ những gì chúng nghe và thấy được. Ngôn ngữ tục tĩu tất nhiên cũng phải bị cấm như mọi thứ tục tĩu khác trong xã hội (bởi lời nói không trong sạch, phù phiếm dễ dẫn tới hành động không trong sạch). Nhưng trên hết, trong xã hội của những đứa trẻ, không được để chúng nghe hay thốt ra những thứ như vậy.”

“Thay vì tin theo Plato, rằng trẻ em không nên nhìn và nghe thấy bất kỳ điều gì có thể kích thích động cảm xúc của chúng, ông khẳng định quan điểm rằng chỉ khi bị kích thích và “thanh tẩy” đúng cách thì những cảm xúc này mới có thể được rèn luyện và tuân theo lý trí. Trong số những cảm xúc mạnh mẽ cản trở việc vận dụng lý trí có sợ hãi và tiếc nuối. Bi kịch khuấy động những cảm xúc mạnh mẽ này và sau đó để chúng thoát ra ngoài một cách dễ chịu và vô hại. Hài kịch cũng làm điều tương tự để mang tới niềm vui và tiếng cười. Trên thực tế, ông khẳng định rằng chức năng đặc biệt của mỹ thuật 1 là đóng vai trò như chất thanh tẩy cho những cảm xúc mãnh liệt khác nhau. Nghệ thuật là trải nghiệm lý tưởng.”

“Mục đích của việc rèn luyện thể thao không phải là vì sự lực lưỡng hay hung bạo, như kiểu người Lacedæmonia nuôi dưỡng con cái của họ với mong muốn làm cho chúng trở nên can đảm. Sự lực lưỡng có hại cho vẻ đẹp và sự phát triển hình thể, sự hung bạo đánh mất mục đích của mình. “Vậy nên, tính cao quý chứ không phải hung bạo phải đóng vai trò chính trong các mục tiêu giáo dục thể chất của chúng ta. Vì không một con sói hay loài dã thú nào khác từng dám đương đầu với một mối nguy hiểm cao quý. Để làm được điều đó cần một con người cao quý.””

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *