Thể chế vượt trội để phát triển vùng: Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Canada và đề xuất chính sách cho Việt Nam – Nguyễn Duy Lợi

85.000

Thông tin cơ bản:
– Số trang: 268
– Khổ: 16 x 24 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Nguyễn Duy Lợi (chủ biên)
– Đơn vị xuất bản: NXB Khoa học Xã hội
– Phát hành: 2020

Hết hàng

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Mô tả

Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã lớn mạnh, tích cực và chủ động hội nhập sâu rộng vào khu vực khu vực và toàn cầu … Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề phát triển vùng như: liên kết nội vùng và ngoại vùng còn hạn chế; chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, lợi thế so sánh; trình độ phát triển giữa các vùng còn có sự chênh lệch khá lớn; các vùng kinh tế trọng điểm chưa thể hiện được vai trò động lực và tác động lan tỏa, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển… ; đặc biệt là thiếu thể chế vượt trội, ưu việt, đặc thù để thu hẹp chênh lệch phát triển giữa các vùng và biến vùng có lợi thế so sánh thành đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thể chế vượt trội là cần thiết nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh và phân bố tối ưu các nguồn lực của từng vùng. Đây là hướng đột phá trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển các vùng động lực lan tỏa, vùng trọng điểm trở thành đầu tàu và thể nghiệm thể chế mới…. Cuốn sách: “Thể chế vượt trội để phát triển vùng: Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Canada và đề xuất chính sách cho Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Duy Lợi làm chủ biên được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2020 sẽ đi sâu phân tích những vấn đề trên. Đặc biệt với sự khảo cứu kinh nghiệm của bốn quốc gia là Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Canada, nhóm tác giả sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích mà Việt Nam có thể học hỏi trong xây dựng thể chế vượt trội để phát triển vùng, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách góp phần tạo các vùng động lực để phát triển.

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của cuốn sách gồm 3 chương chính:

Chương 1. Cơ sở lý luận về thể chế và thể chế vượt trội

Tập trung trình bày khái quát một số vấn đề lý luận về thể chế và thể chế vượt trội; quan niệm, nhận thức về thể chế và thể chế vượt trội; dẫn giải một số lý thuyết về vai trò của thể chế bao gồm: lý thuyết cực tăng trưởng; lý thuyết vùng trung tâm; lý thuyết Desekota; lý thuyết phát triển cụm liên kết; lý thuyết về vùng chức năng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lý luận về thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng rất phong phú và được phát triển dựa trên nhiều tư tưởng, nhiều học thuyết, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và cho đến nay vẫn đang được hoàn thiện. Đối với thể thế hành chính, đây là một dạng thể chế đặc biệt, đóng vai trò cực kỳ quan trọng góp phần hình thành đồng bộ và vận hành thông suốt, có hiệu quả các thủ tục, quy định hành chính. Bên cạnh đó thể chế hành chính nhà nước về cạnh tranh điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp thông qua các quy định và cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh như thông đồng định giá, các thỏa thuận thông đồng khác, hoặc các hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường…

Chương 2. Thể chế vượt trội phát triển vùng: kinh nghiệm quốc tế

Nhóm tác giả phân tích kinh nghiệm xây dựng và thực thi thể chế vượt trội để phát triển vùng của bốn nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Canada từ năm 1990 đến năm 2016, những quốc gia đạt được những thành công trong xây dựng và thực hiện thể chế vượt trội để phát triển vùng mà Việt Nam có thể học hỏi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Pháp và Canada là các nước phát triển có nền kinh tế thị trường lâu đời, Hàn Quốc cũng là nước phát triển trong những năm đầu thế kỷ XXI. Các nước này đều chú trọng xây dựng, phát triển đồng bộ và hoàn thiện các thể chế như thể chế về sở hữu, đảm bảo thể chế này hoạt động hiệu lực, hiệu quả và minh bạch; các quyền sở hữu tài sản hợp pháp được đảm bảo… Với Trung Quốc, là nền kinh tế chuyển đổi, thể chế kinh tế thị trường còn sơ khai, thiếu và không đồng bộ, nhiều rào cản, do vậy nước này đã theo đuổi mục tiêu phát triển đặc khu kinh tế (SEZ) ngay từ thập niên 80 của thế kỷ XX với những chính sách đầu tư và ưu đãi đặc biệt. Đến nay, số lượng các đặc khu kinh tế đã lên đến hàng ngàn và theo nhiều mô hình khác nhau, do đó Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm về thể chế đặc khu kinh tế của Trung Quốc.

Mặc dù mỗi quốc gia đều có những thế mạnh riêng trong phát triển bền vững vùng, xong từ việc phân tích, đánh giá và so sánh, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế trong thể chế phát triển. Các tác giả khẳng định, có nhiều cách tạo ra thể chế vượt trội để phát triển vùng, việc lựa chọn hình thức tạo lập thể chế vượt trội phát triển vùng không có công thức chung cho thành công mà cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể từng vùng kinh tế, từng quốc gia.

Chương 3. Thể chế vượt trội để phát triển vùng của Việt Nam và một số đề xuất

Chương này, nhóm tác giả khái quát chung về thể chế vượt trội phát triển vùng của Việt Nam đồng thời phân tích thực trạng hoạt động của thể chế vượt trội các khu kinh tế. Một số kết quả đạt được mà nghiên cứu đã chỉ ra là: (i) các khu kinh tế đã góp phần đổi mới, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh với thể chế vượt trội của Việt Nam; (ii) các khu kinh tế đã thu hút được lượng vốn lớn đầu tư và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh; (iii) các khu kinh tế đã có một số đóng góp về phát triển kinh tế -xã hội. Trên cơ sở kinh nghiệm về thể chế vượt trội để phát triển vùng của 4 nước trên, cùng với phân tích thực trạng thực hiện thể chế vượt trội phát triển bền vững vùng ở Việt Nam, nhóm tác giả đã gợi mở một số đề xuất chính sách cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế vùng nói riêng và thúc đẩy sự tăng trưởng của cả nền kinh tế nói chung.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể tác giả, bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu, thống kê, phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu uy tín trong và ngoài nước, hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu của độc giả quan tâm tới thể chế vượt trội để phát triển vùng.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

Nguyễn Minh Hồng

 

 

Thông tin đang cập nhật...

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thể chế vượt trội để phát triển vùng: Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Canada và đề xuất chính sách cho Việt Nam – Nguyễn Duy Lợi”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *