0
Tâm lí học đám đông – Gustave Le Bon
190.000₫
Thông tin cơ bản:
– Số trang: 440
– Khổ: 12 x 20 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Gustave Le Bon
– Dịch giả: Nguyễn Xuân Khánh; Hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn
– Đơn vị xuất bản: NXB Tri Thức
– Phát hành: 2022
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Description
Giới thiệu:
Gustave Le Bon (1841 – 1931) là nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp với lí thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Những trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của ông. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ rệt nhất trong tác phẩm Tâm lí học đám đông.
Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa. Vậy nên, thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những đám đông được người cầm đầu dẫn dắt. Và trong thời đại hỗn loạn và lo âu ấy, bằng việc đánh mất lí tưởng của mình, chủng tộc đã đánh mất tâm hồn mình và lại trở thành đám đông.
Ngày nay, lí thuyết của Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là “con đẻ” của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông. Ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và sự vô lí của đám đông. Tuy vậy, cuốn sách này thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng.
Ấn bản lần này có bổ sung kèm “Tâm lí học đám đông và phân tích cái tôi” của S. Freud như một tài liệu đối chiếu với tác phẩm chính của Le Bon.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Lời giới thiệu
TÂM LÍ HỌC ĐÁM ĐÔNG
Lời nói đầu
Dẫn luận: Thời đại của những đám đông
Quyển 1: TÂM HỒN NHỮNG ĐÁM ĐÔNG
Chương 1: Đặc điểm tổng quát của đám đông: Quy luật tâm lí về sự thống nhất tinh thần của đám đông
Chương 2: Tình cảm và đạo đức của đám đông
Chương 3: Tư tưởng, sự suy luận và trí tưởng tượng của đám đông
Chương 4: Mọi niềm tin của đám đông đều mang hình thức tôn giáo
Quyển 2: Ý KIẾN VÀ NIỀM TIN CỦA ĐÁM ĐÔNG
Chương 1: Những nhân tố xa ảnh hưởng tới niềm tin và ý kiến đám đông
Chương 2: Những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới ý kiến của đám đông
Chương 3: Người cầm đầu đám đông và cách thuyết phục của họ
Chương 4: Những giới hạn về tính hay thay đổi của niềm tin và ý kiến đám đông
Quyển 3: PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠI ĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU
Chương 1: Phân loại đám đông
Chương 2: Đám đông bị coi là phạm tội
Chương 3: Hội thẩm toà đại hình
Chương 4: Đám đông bầu cử
Chương 5: Nghị viện
TÂM LÍ ĐÁM ĐÔNG VÀ PHÂN TÍCH CÁI TÔI
1.Dẫn nhập
2. Tâm lí đám đông (theo Gustave Le Bon)
3. Những quan điểm khác về tâm lí đám đông
4. Ám thị và Libido
5. Giáo hội và quân đội: hai đám đông nhân tạo
6. Những vấn đề mới và những hướng tìm tòi mới
7. Đồng nhất hóa
8. Yêu đương và thôi miên
9. Bản năng bầy đàn
10. Đám đông và bầy đàn nguyên thủy
11. Các thang bậc của cái Tôi
12. Phụ chú
Reviews
There are no reviews yet.