0
Sức bật cho thế hệ mới – Gregory Clark
135.000₫
– Số trang: 460
– Khổ: 16 x 24cm
– Bìa: mềm
– Tác giả: Gregory Clark
– Dịch giả: Nguyễn Hồng
– Đơn vị xuất bản: NXB Tri Thức
– Đơn vị phát hành: NXB Tri Thức
– Năm phát hành: 2017
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Mô tả
Dựa trên các tài liệu thực tế về số liệu, dân cư, thu nhập và kinh tế, tác giả đã thể hiện một hiện thực rằng sự bất bình đẳng trong vị thế xã hội, trong những đặc quyền về dòng tộc, kinh tế đã làm chậm lại quá trình chuyển dịch xã hội, điều đó có nghĩa, tình trạng người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo sẽ tiếp tục được duy trì, những ai sinh ra trong các gia đình không phải quý tộc hay giàu có sẽ càng ít cơ hội để có thể học hỏi. Ngay cả với những quốc gia như Mĩ hay Thụy Điển, sự chuyển dịch xã hội này diễn ra rất chậm.
Đặc biệt, trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến hai nhóm quốc gia với một bên là Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan và bên còn lại là Nhật Bản, Hàn Quốc. Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, sự chuyển dịch cũng diễn biến tương tự với Mĩ và Thụy Điển. Hầu như những quốc gia này đều đã trải qua những giai đoạn chuyển dịch dân cư trong thế kỉ 20 khi những cuộc cách mạng thuộc địa làm thay đổi cấu trúc xã hội. Tuy nhiên, sự chuyển dịch xã hội vẫn không cao: Dù cho các tầng lớp thấp có vị thế hơn nhưng do sự chênh lệch về tri thức, và do đó trật tự cũ được tái lập. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhờ chính sách trọng nhân tài, đã thúc đẩy sự chuyển dịch xã hội diễn ra mạnh mẽ và xóa nhòa dần những vấn đề về bất bình đẳng.
Về tác giả:
Gregory Clark (1957-). Sử gia kinh tế tại Đại học California. Ông sinh ra ở Bellshill, Scotland (ông bà ông là người nhập cư đến từ Ireland), theo học trường THPT Holy Cross ở Hamilton. Năm 1974, ông và bạn học, Paul Fitzpatrick, đã đoạt giải ở cuộc thi tranh luận Scottish Daily Express giữa các trường phổ thông. Sau khi tốt nghiệp, ông nhận bằng cử nhân kinh tế và triết học ở Cao đẳng King’s, Cambridge, vào năm 1979, và bằng tiến sĩ Harvard vào năm 1985. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là sự phát triển kinh tế dài hạn, sự thịnh vượng của các quốc gia, và lịch sử kinh tế Anh và Ấn Độ.
Mục lục
Lời tác giả
Chương 1: Lời giới thiệu – Về giai cấp thống trị và giai cấp bị trị: Các quy luật chuyển dịch xã hội
*Phần một: Chuyển dịch xã hội theo thời gian và địa điểm
Chương 2: Thụy Điển đã đạt được tỉ lệ chuyển dịch xã hội hoàn hảo?
Chương 3: Nước Mĩ – Miền đất của cơ hội
Chương 4: Nước Anh thời Trung cổ – Chuyển dịch xã hội thời phong kiến
Chương 5: Nước Anh thời hiện đại- Nguồn gốc sâu xa của hiện tại
Chương 6: Quy luật chuyển dịch xã hội
Chương 7: Bản chất và tác động môi trường
*Phần hai: Kiểm chứng quy luật chuyển dịch xã hội
Chương 8: Ấn Độ – Đẳng cấp, chế độ nội hôn và chuyển dịch xã hội
Chương 9: Trung Quốc và Đài Loan – Chuyển dịch xã hội sau thời Mao Trạch Đông
Chương 10: Nhật Bản và Hàn Quốc – Đồng nhất và chuyển dịch xã hội
Chương 11: Chile – Chuyển dịch trong chế độ quyền lực tập trung
Chương 12: Quy luật chuyển dịch xã hội và động lực gia đình
Chương 13: Tin Lành, Do Thái, Di-gan, Hồi giáo và Coptic – Các ngoại lệ của quy luật chuyển dịch?
Chương 14: Những bất thường của chuyển dịch xã hội
*Phần ba: Xã hội tốt đẹp
Chương 15: Chuyển dịch xã hội quá thấp? Chuyển dịch và bất bình đẳng
Chương 16: Thoát khỏi chuyển dịch xã hội đi xuống
Phụ lục 1: Đo lường chuyển dịch xã hội
Phụ lục 2: Suy ra tỉ lệ chuyển dịch từ tần suất tên họ
Phụ lục 3: Tìm hiểu địa vị của dòng họ
Nguồn dữ liệu cho hình và bảng
Nguồn tham khảo
Index
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.