0
Sự xây dựng cái thực ở trẻ – Jean Piaget
230.000₫
– Số trang: 456
– Khổ: 16 x 24cm
– Bìa: mềm
– Tác giả: Jean Piaget
– Dịch giả: Hoàng Hưng
– Đơn vị xuất bản: NXB Tri Thức
– Đơn vị phát hành: NXB Tri Thức
– Năm phát hành: 2017
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Description
…. Việc nghiên cứu trí khôn cảm giác-vận động hay thực hành trong vòng hai năm đầu của sự phát triển đã cho chúng ta biết đứa trẻ trực tiếp đồng hóa môi trường bên ngoài vào chính hoạt động của mình như thế nào, rồi tiếp đó, để kéo dài sự đồng hóa ấy, trẻ tạo nên ngày càng nhiều cấu trúc sơ khai (CTSK) vừa linh hoạt vừa có năng lực tự điều phối lẫn nhau ra sao.
Vậy mà, song song với sự bao hàm tăng dần của các CTSK đồng hóa, ta có thể theo dõi sự tiến hóa liên tục của một vũ trụ bên ngoài, nói cách khác, sự phát triển đồng quy của chức năng giải thích [fonction explicative]. Thực vậy, mối liên hệ được xác lập giữa các CTSK đồng hóa càng nhiều lên thì sự tiến hóa càng bớt tập trung vào tính chủ quan đúng thực chất của chủ thể đồng hóa, để trở thành sự hiểu và diễn dịch đúng nghĩa. Chính như thế mà lúc khởi đầu hoạt động đồng hóa, một vật thể bất kì được môi trường bên ngoài đem đến cho hoạt động của chủ thể chỉ đơn giản là vật để mút, nhìn hay nắm giữ: vậy ở giai đoạn ấy, một sự đồng hóa như thế chỉ tập trung vào chủ thể đồng hóa. Trái lại, thời gian sau, cũng vật ấy biến đổi thành vật để dịch chuyển, để làm chuyển động và để sử dụng cho những mục đích ngày càng phức hợp. Cái cốt yếu vậy là trở thành tổng thể những mối quan hệ do hoạt động đặc thù [của chủ thể] kiến tạo nên giữa vật ấy với những vật khác: từ lúc ấy, đồng hóa có nghĩa là hiểu hay diễn dịch, và đồng hóa lẫn lộn với đặt các mối quan hệ. Bởi chính việc chủ thể đồng hóa đi vào mối quan hệ tương hỗ với các vật được đồng hóa: bàn tay cầm nắm, miệng mút, hay mắt nhìn, không chỉ hạn chế trong một hoạt động không có ý thức về bản thân nó mặc dù tập trung vào chính nó, mà chúng [bàn tay, miệng, mắt] được chủ thể quan niệm như những sự vật giữa các sự vật và như giữ những mối quan hệ tương thuộc với vũ trụ.
Về tác giả:
Jean Piaget (9/8/1896-16/9/1980): triết gia, nhà tâm lí học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát triển nhận thức và quan điểm tri thức học của ông được gọi chung là “tri thức học sinh-triển” (genetic epistemology).
Ông hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em. Là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế, năm 1934 Piaget đã tuyên bố: “Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”.
Ông lập ra Trung tâm Tri thức học Di truyền tại Genève vào năm 1955, và lãnh đạo Trung tâm cho đến khi qua đời.
Mục lục
Dẫn nhập
Chương i: sự phát triển ý niệm vật thể
§1. Hai giai đoạn đầu: không hề có hành vi đặc biệt liên quan đến các vật biến mất
§2. Giai đoạn ba: sự khởi đầu tính thường trực kéo dài các vận động điều tiết
§3. Giai đoạn bốn: tìm kiếm tích cực vật biến mất nhưng không tính đến sự kế tiếp của những dịch chuyển nhìn thấy
§4. Giai đoạn năm: trẻ tính đến những dịch chuyển kế tiếp nhau của vật
§5. Giai đoạn sáu: sự biểu trưng các dịch chuyển không nhìn thấy được
§6. Các quá trình tạo lập ý niệm vật thể
Chương ii: trường không gian và sự kiến tạo các nhóm dịch chuyển
§1. Hai giai đoạn đầu: các nhóm thực hành và không đồng chất
§2. Giai đoạn ba: sự điều phối các nhóm thực hành và sự tạo lập các nhóm chủ quan
§3. Giai đoạn bốn: chuyển từ các nhóm chủ quan sang các nhóm khách quan và khám phá các thao tác thuận nghịch
§4. Giai đoạn năm: các nhóm “khách quan”
§5. Giai đoạn sáu: các nhóm biểu trưng
§6. Những quá trình xây dựng không gian
Chương iii
§1. Hai giai đoạn đầu tiên: bắt đầu tiếp xúc giữa hoạt động nội tâm và môi trường bên ngoài và tính nhân quả đặc thù của các ctsk cấp một
§2. Giai đoạn ba: tính nhân quả ảo tượng [magico-phénoméniste]
§3. Giai đoạn bốn: sự ngoại hiện và khách quan hóa sơ cấp của tính nhân quả
§4. Giai đoạn năm: sự khách quan hóa và không gian hóa thực của tính nhân quả
§5. Giai đoạn sáu: tính nhân quả biểu trưng và tàn dư của tính nhân quả thuộc các kiểu trước
§6. Sự ra đời tính nhân quả
Chương iv: trường thời gian
§1. Hai giai đoạn đầu tiên: thời gian đặc thù và các loạt thực hành
§2. Giai đoạn ba: các loạt chủ quan
§3. Giai đoạn bốn: bắt đầu sự khách quan hóa thời gian
§4. Giai đoạn năm: các “loạt khách quan”
§5. Giai đoạn sáu: các “loạt biểu trưng”
Kết luận: sự kiến tạo vũ trụ
§1. Đồng hóa và điều tiết
§2. Chuyển từ trí khôn cảm giác-vận động qua tư duy khái niệm
§3. Từ vũ trụ cảm giác-vận động đến biểu trưng thế giới của trẻ em
§4. Từ vũ trụ cảm giác-vận động qua biểu trưng thế giới của trẻ em
§5. Kết luận
Những thuật ngữ dùng trong ba tập sách đầu của Piaget
You may also like…
-
Trẻ em học như thế nào – John Holt
270.000₫
Reviews
There are no reviews yet.