Sử Việt – Nhìn từ tài liệu nguồn – Trần Kinh Hòa (Cheng Ching Ho)

220.000

Thông tin cơ bản:
– Số trang: 400
– Khổ: 15x23cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Trần Kinh Hòa (Chen Ching Ho)
– Tuyển dịch và biên soạn: Nguyễn Mạnh Sơn
– Nhà xuất bản Đà Nẵng
– Phát hành: 11/2023

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Mô tả

Trần Kinh Hòa (Chen Ching Ho) (1917-1995) là học giả gốc Hoa nổi tiếng ở Đông Nam Á và là người dành nhiều cảm tình và tâm huyết để nghiên cứu về Việt Nam. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hán, Nhật, Việt nên trong những năm 50-60 của thế kỷ XX, ông từng được mời sang giảng dạy tại Đại học Huế, Đại học Sài Gòn.

Từng có nhiều cơ hội sang Việt Nam để khảo sát các nguồn tư liệu lịch sử ở Hà Nội, ở Huế và các vùng lân cận, Trần Kinh Hòa tích lũy được vốn tri thức khổng lồ liên quan đến Việt Nam và được trải rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt như thư chí học Việt Nam, ngôn ngữ học, lịch sử, Hoa kiều ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu của Trần Kinh Hòa cho đến nay vẫn là nguồn tư liệu tham khảo khả tín đối với giới nghiên cứu.

Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn là quyển thứ nhất trong bộ sách BỂ HỌC NƯỚC NAM gồm 3 quyển tập hợp các nghiên cứu Việt học của Giáo sư Chen Ching Ho. Cuốn sách là bản tuyển chọn sơ lược các nghiên cứu của Trần Kinh Hòa xoay quanh các nguồn tài liệu lịch sử đáng lưu tâm khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, châu bản triều Nguyễn, Quốc sử di biên; về ngôn ngữ Việt Nam như An Nam dịch ngữ, Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca… qua đó phần nào tái hiện được diện mạo lịch sử, ngôn ngữ và thư tịch của người Việt, cũng như thấy được những đóng góp to lớn của Trần Kinh Hòa trong địa hạt nghiên cứu này.

“.. một điểm đặc biệt trong lịch sử văn hóa Việt Nam đó là các văn nhân và sử quan Việt Nam luôn đồng thời lựa chọn và tiếp thu văn hóa và văn vật từ chế độ lịch triều Trung Quốc, nhưng đi vào chi tiết chúng ta vẫn thấy có những điểm khác biệt, có những chủ trương lưu giữ tinh thần truyền thống mang tính riêng có của Việt Nam. Không cần phải nói đến việc sáng tạo và phổ biến ‘chữ Nôm, thì trong khi sử dụng chữ Hán, người Việt cũng không sử dụng chính tự thông dụng Trung Quốc, mà cố ý dùng những tục tự của Trung Quốc như là chính tự của Việt Nam, tâm lý này có thể nói là khá kỳ lạ.”
– Trần Kinh Hòa 

Thông tin đang cập nhật...

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sử Việt – Nhìn từ tài liệu nguồn – Trần Kinh Hòa (Cheng Ching Ho)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *