0
Lã thị Xuân Thu – Lã Bất Vi (bản dịch trọn bộ của Ngô Trần Trung Nghĩa)
328.000₫
Thông tin cơ bản:
– Số trang: 528
– Khổ: 16 x 24 cm
– Bìa cứng
– Tác giả: Lã Bất Vi
– Dịch giả: Ngô Trần Trung Nghĩa
– Đơn vị xuất bản: NXB Văn học
– Phát hành: 2023
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Mô tả
Lời dịch giả
20 năm trước, khi đọc Sử ký, mình đã thấy nhắc đến Lã thị Xuân Thu, rất ấn tượng với cách quảng cáo của Lã Bất Vi: bày sách trước cổng thành Hàm Dương, ai thêm bớt được 1 chữ thì thưởng cho ngàn lượng vàng.
10 năm trước, mình có đọc 2 bản dịch Lã thị Xuân Thu, nhưng đáng tiếc cả hai đều là bản trích dịch.
Bản dịch lần này dịch đủ 160 thiên, bao gồm cả ba phần kỷ, lãm, luận, chủ yếu dựa theo Lã thị Xuân Thu tập thích của Hứa Duy Duật và Lã thị Xuân Thu tân hiệu thích của Trần Kỳ Du là 2 bản chú thích uy tín nhất.
Trong Lã thị Xuân Thu có 1 câu khá nổi tiếng: “Thiên hạ phi nhất nhân chi thiên hạ dã, thiên hạ chi thiên hạ dã” (Thiên hạ không phải là thiên hạ của một người mà là của mọi người trong thiên hạ), tương tự quan điểm “thiên hạ vi công” trong Lễ ký.
Nếu trị nước theo tư tưởng này, có thể nhà Tần sẽ tồn tại lâu hơn, chứ không sụp đổ chỉ sau 15 năm ngắn ngủi.
—
LÃ THỊ XUÂN THU Là một kiệt tác trong kho tàng văn học và triệt học Trung Hoa thời Tiên Tần, do tướng quốc Lã Bất Vi nước Tần tập hợp môn khách biên soạn.
Có thể kể ra ba phương diện tiêu biểu:
– Thứ nhất, học thuyết thiên nhân chủ trương phối hợp trật tự bốn mùa với việc làm của con người trong Lã thị Xuân Thu được Đổng Trọng Thư thời Tây Hán tiếp thu và phát triển mạnh mẽ.
– Thứ hai, quan điểm thiên nhân cảm ứng của Lã thị Xuân Thu đã trực tiếp gợi mở cho học thuyết sấm vĩ thời Lưỡng Hán, học thuyết sấm vĩ lại đưa tới triết học phê phán trong Luận hành của Vương Sung.
– Thứ ba, tư tưởng “đắc ý vong tượng” của nhà huyền học Vương Bật thời Ngụy Tấn cũng thoát thai từ Lã thị Xuân Thu. Chỉ với ba phương diện nêu trên, rõ ràng Lã thị Xuân Thu không đơn thuần là một bộ sử giá trị, một tập văn xuôi kiệt xuất mà đây còn là một tác phẩm triết học với nội hàm tư tưởng sâu sắc, xứng đáng với hai chữ “kỳ thư”.Chính vì thế: dịch toàn bộ Lã thị Xuân Thu sang tiếng Việt là không hề đơn giản.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.