Chinh Chiến Và Từ Bỏ – Nghiên Cứu Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc Đời Minh – Trịnh Vĩnh Tường

165.000

Thông tin cơ bản:
– Số trang: 387
– Khổ: 16 x 24 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Trịnh Vĩnh Tường
– Dịch giả: Nguyễn Phúc An
– Đơn vị xuất bản: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
– Phát hành: 2021

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Mô tả

Tư liệu mới nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đời Minh

Chinh chiến và từ bỏ: Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đời Minh của tác giả Trịnh Vĩnh Thường (TS sử học người Hồng Kông định cư tại Đài Loan) được TS Nguyễn Phúc An (Trường Đại học KHXH-NV – ĐHQG TP.HCM) dịch và khảo chú.

Chinh chiến và từ bỏ: Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đời Minh do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM phát hành đầu năm 2022. Sách gồm 7 chương, gần 400 trang (gồm cả phụ lục), TS Trịnh Vĩnh Thường tập trung nghiên cứu mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc vào đời nhà Minh, từ đời Hồng Vũ (1368 – 1398) – niên hiệu của Minh Thái Tổ đến đời Gia Tĩnh (1522 – 1542) niên hiệu của Minh Thế Tông, tương đương từ đời vua Trần Dụ Tông (1368) đến vua Mạc Hiến Tông – Phúc Hải.

Một khối lượng tư liệu đồ sộ đã được chắt lọc song sách vẫn giúp bạn đọc có thêm nhiều tư liệu và góc nhìn bổ sung cho lịch sử Việt Nam nhiều góc khuất và khoảng trống còn bỏ ngỏ. Ví dụ, tác giả Trịnh Vĩnh Thường cung cấp thông tin về anh em Mạc Thúy và Mạc Viễn là cháu của Mạc Đĩnh Chi sau khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần đã quy phụ nhà Minh và làm hướng đạo để quân Minh hiểu rõ tình hình bố phòng quân sự của nhà Hồ. Thậm chí cả việc bắt được cha con Thái thượng hoàng Hồ Quý Ly, vua Hồ Hán Thương cũng nhờ công của anh em Mạc Thúy và Mạc Viễn….

Tác giả cũng đưa ra những đánh giá khách quan trong mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đời nhà Minh.

Ở đây cũng cần phải nói rằng, bằng khả năng bao quát tư liệu tốt, người dịch không những bám sát tư liệu gốc mà còn bổ chú, đính chính được những địa danh, nhân vật trong sử liệu của Việt Nam như trường hợp nhà Tống sai tướng là Quách Quỳ và Triệu Tiết thống lĩnh mấy chục vạn quân tấn công Việt Nam. Ở sách gốc, tác giả Trịnh Vĩnh Thường viết là Triệu Oa, khi dịch, Nguyễn Phúc An đã căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư để đính chính lại là Triệu Tiết. Hoặc trường hợp tên húy của vua Trần Thái Tông là Trần Cảnh thì sử liệu Trung Quốc ghi là Trần Nhật Cảnh cũng được người dịch ghi chú rõ ràng…

TS sử học Trịnh Vĩnh Thường sinh năm 1952, hiện đã nghỉ hưu. Ông nguyên là giáo sư khoa Lịch sử trường Đại học Quốc lập Thành Công – Đài Loan (NCKU), TS Sở nghiên cứu Tân Á – Hồng Kông. Là chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, TS Trịnh Vĩnh Thường đã viết nhiều tác phẩm liên quan đến lịch sử và văn học Việt Nam như: Sự hưng thịnh và suy tàn của nền văn học chữ Hán tại An Nam; Chinh chiến và từ bỏ: Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đời Minh; Việt Nam sử – con rồng trên bán đảo kiên cường bất khuất…

TS Nguyễn Phúc An sinh năm 1984 tại TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường Đại học Quốc lập Thành Công – Đài Loan, hiện anh đang giảng dạy tại trường Đại học KHXH-NV – ĐHQG TP.HCM.

Là tác giả nhiều công trình khảo cứu và dịch thuật như: Đờn ca tài tử Nam Bộ – khảo & Luận (2018); Thư tịch Trung Quốc và thơ văn đi sứ Trung Hoa đời Nguyễn (dịch, 2018); Văn học trung đại Việt Nam – nhìn từ thể loại tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán (khảo luận – phê bình, 2020); Nghiên cứu văn học sử với Hoa Bằng qua Tạp chí Tri Tân (chuyên khảo, 2020); Truyền thuyết các nhân vật Tam Quốc (dịch, 2021)…

 

Mục lục:

Chương I: Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trước đời Minh

Chương II: Quan hệ Trung Quốc – An Nam thời kỳ nhà Minh đời Hồng Vũ (1368-1398)

Chương III: Minh Thành Tổ xuất binh An Nam và vấn đề đặt quận huyện ở đất ấy

Chương IV: An Nam dưới sự thống trị của Trung Quốc đời Minh Vĩnh Lạc (1407-1424)

Chương V: Minh Tuyên Tông từ bỏ An Nam

Chương VI: Chính sách giải quyết của Trung Quốc đối với chính quyền họ Mạc ở An Nam đời Minh Gia Tĩnh (1522-1542) Chương VII: Kết luận

Thông tin đang cập nhật...

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chinh Chiến Và Từ Bỏ – Nghiên Cứu Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc Đời Minh – Trịnh Vĩnh Tường”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *