0
Bí ẩn tuổi thơ – Maria Montessori
190.000₫
Thông tin cơ bản:
– Số trang: 380
– Khổ: 12 x 20 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Maria Montessori
– Dịch giả: Nghiêm Phương Mai
– Đơn vị xuất bản: NXB Tri Thức
– Phát hành: 2013
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Mô tả
Tác phẩm này được xuất bản lần đầu vào năm 1938, nó giúp độc giả biết được những điều bí mật: những bí mật có thể quan sát được bởi người quan sát kiên nhẫn, khách quan, quan tâm và nhân ái. Cuốn sách trình bày các nguyên tắc mấu chốt của triết lí Montessori. Phần đầu của quyển sách đưa ra rất nhiều bằng chứng khoa học và tâm lí cần thiết để đưa trẻ thơ vào vị trí của một nguồn lực được khảo sát và kính trọng. Đối với một sinh linh chỉ được xem là một sự phóng to, Montessori khẩn cầu chúng ta nên tỏ ra “tôn kính bậc thầy của sáng tạo”. Ngày nay, chúng ta vẫn còn vất vả để tìm hiểu tất cả những sự kiện khoa học xung quanh đứa trẻ sơ sinh. Bé thật đẹp đẽ, thật dễ thương, thật ngây thơ, thật mê hoặc đến nỗi chúng ta chóng quên rằng đằng sau dáng vẻ non nớt bên ngoài của nó là một sức mạnh nội tại tương tự nền móng của những đá tảng nguyên khối hay nền tảng của những nền văn minh lớn.
“…Maria Montessori đưa ra quan điểm rằng chúng ta cần cung cấp cho đứa trẻ một “môi trường được chuẩn bị” với đầy đủ các yếu tố thiết yếu cho sự tự kiến tạo của trẻ. Trong môi trường này, các học cụ đều mang tính phản hồi, qua một cơ chế “tự kiểm tra sai lầm” giúp trẻ tự điều chỉnh, tự xác định sự thành công và tiến bộ của bản thân mà không cần đến sự can thiệp của người lớn. Nhờ vậy đứa trẻ tự quyết định, tự giải quyết thách thức, do đó củng cố ý chí và gia tăng lòng tự tin và tự trọng…”
(Trích Lời tựa Bí ẩn tuổi thơ, Maria Montessori, dịch giả: Nghiêm Phương Mai, NXB Tri thức, 2013)
Tác giả
Maria Montessori (1870 – 1952) sinh ra ở Chiaravelle, nước Ý, và mất tại Noordwijk, Hà Lan. Bà là phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp y khoa, Đại học Rome (1894). Năm 1899 bà bắt đầu nghiên cứu về các vấn đề giáo dục trẻ, dựa theo một số khái niệm do bác sĩ E. Seguin khởi xướng. Bác sỹ Montessori nhận thấy các phương pháp thử nghiệm thành công đối với các trẻ em có khuyết tật về tâm thần cũng có thể áp dụng cho trẻ em bình thường. Bà bắt đầu làm việc với trẻ em tại các trường tư và công lập ở Rome và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới cải cách.
Từ năm 1900 – 1907, Maria Montessori giảng dạy tại khoa Giáo dục nhân chủng học – Đại học Roma và được bổ nhiệm làm thanh tra các trường học (1922) của nhà nước tại Ý. Bà viết sách về giáo dục mà bà đã triển khai. Bà thực hiện nhiều khóa huấn luyện cho các giáo viên ở Tây Ban Nha, Ấn Độ, Anh và Hà Lan. Ngày nay, hệ thống giáo dục mang tên bà do Association Motessori Internationale (AMI) đại diện và giám sát, có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới đã góp phần tạo dựng một nền tảng thiết yếu và đích thực cho việc giáo dục trẻ nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và tiến bộ cho con người.
Mục lục
Lời tựa
Dẫn nhập
PHẦN I. PHÔI THAI TINH THẦN
CHƯƠNG 1. ĐỨA TRẺ NGÀY NAY
Thế kỉ của trẻ
Trẻ em và phân tâm học
Bí ẩn tuổi thơ
Buộc tội
CHƯƠNG 2. PHÔI THAI TINH THẦN
Khúc dạo đầu sinh học
Đứa trẻ sơ sinh
Lời dạy của thiên nhiên
Hoàn thành sự nhập thể
CHƯƠNG 3. TRÍ TUỆ ĐANG HÌNH THÀNH
Những giai đoạn mẫn cảm
Sự chăm sóc cần thiết
Định hướng qua trật tự
Định hướng vào bên trong
Trí tuệ đang khai mở
CHƯƠNG 4. NHỮNG VIỆC NGƯỜI LỚN GÂY TRỞ NGẠI
Chuyện giấc ngủ
Vui bước chân đi
Bàn tay và não bộ
Hoạt động có mục đích
CHƯƠNG 5. NHỊP ĐIỆU
Nhịp điệu
Sự thay thế của người lớn
Tầm quan trọng của sự vận động
“Trí tuệ của tình yêu”
PHẦN II. GIÁO DỤC MỚI
CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA NHÀ GIÁO
Khám phá đứa trẻ đích thực
Chuẩn bị về tâm linh
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP CỦA CHÚNG TÔI
Phương pháp khởi đầu như thế nào?
“Em là ai?”
Những trẻ em đầu tiên
Trẻ em đã cho tôi thấy gì
CHƯƠNG 3. NHỮNG ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC KHAI TRIỂN THÊM
Nguyên tắc đã thiết lập
Trẻ mồ côi ở Messina
Trẻ em của gia đình khá giả
Sự bình thường đích thực
CHƯƠNG 4. NHỮNG LỆCH LẠC TÂM THẦN
Nguyên nhân duy nhất
Những huyễn tưởng
Các “rào cản”
Đứa trẻ bị lệ thuộc
Tính chiếm hữu
Ham quyền lực
Mặc cảm tự ti
Sợ hãi
Nói dối
Hậu quả trực tiếp trên đời sống thể chất
PHẦN III. ĐỨA TRẺ VÀ XÃ HỘI
CHƯƠNG 1. HOMO LABORANS – CON NGƯỜI LAO ĐỘNG
Xung đột giữa đứa trẻ và người lớn
Bản năng lao động
Các đặc tính của hai loại lao động
Nhiệm vụ của người lớn
Nhiệm vụ của đứa trẻ
So sánh hai nhiệm vụ
Phát triển qua hoạt động
Các bản năng hướng đạo
CHƯƠNG 2. ĐỨA TRẺ TRONG VAI TRÒ CHỦ NHÂN
“Hãy tự biết mình”
Sứ mệnh của cha mẹ
Quyền lợi của trẻ thơ
Đây là con người – Ecce Homo
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.