16/12/2022

Ra mắt sách THUẬN THEO HOÀN CẢNH: Không có một chiến lược phát triển vạn năng – Nghiên cứu vĩ mô về các chính sách đầu tư phát triển của chuyên gia World Bank

World Bank – Tổ chức quan trọng tác động sâu sắc đến quá trình chuyển đổi xã hội ở các nước kém và đang phát triển thông qua hoạt động đầu tư và tác động thay đổi chính sách – đã và đang gặp khó khăn trong đầu tư để thúc đẩy chuyển đổi xã hội bởi sự chuyển đổi không mang lại kết quả như mong muốn. Nỗ lực của World Bank thúc đẩy quản trị tốt tại các quốc gia này thường hoặc mâu thuẫn với các nhà hoạt động xã hội, hoặc áp đặt duy ý chí dẫn đến một loạt các vấn đề như lạm quyền, tham nhũng, vi phạm nhân quyền, phá hủy môi trường… Một kết luận hiển nhiên được rút ra: Không có một chiến lược vạn năng cho phát triển. Vậy thì làm cách nào để phát triển?

Tác giả Brian Levy, cố vấn chủ nhiệm chương trình giảm nghèo và quản lí kinh tế phụ trách đơn vị chuyên trách hỗ trợ cải cách khu vực công ở châu Phi, đồng chủ nhiệm dự án đưa quản trị và chống tham nhũng vào chương trình hành động của World Bank, đã đề xuất một nguyên tắc hành động, đó là “Thuận theo hoàn cảnh”, tức tùy theo tình hình của mỗi quốc gia, tìm một khởi điểm đặc thù thúc đẩy khiến những hệ thống phức tạp và mang tính phụ thuộc lẫn nhau sẽ tiến hóa từng bước một theo thời gian, lần lượt cho đến khi thay đổi cả nền tảng.

Những vấn đề của Brian Levy đặt ra trong cuốn sách cũng chính là khó khăn lớn mà một nước đang trong đà phát triển như Việt Nam phải đối mặt. Chọn lựa chính sách phát triển nào để thúc đẩy một xã hội với nhiều bất cập về quản trị cũng như trình độ dân sự mà không gây ra các mâu thuẫn xã hội và thực sự mang lại chuyển đổi tốt? Sẽ không có chìa khóa vạn năng, nhưng sẽ có những nguyên lý và kinh nghiệm để các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế học vĩ mô có thể học hỏi và vận dụng.

Thông số sách

Tên đầy đủ: THUẬN THEO HOÀN CẢNH – Không có một chiến lược phát triển vạn năng

Tác giả: Brian Levy

Dịch giả: Nhóm dịch Book Hunter

Lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Cải cách

Tủ sách: Kiến Tạo

Số trang: 418 trang

Cỡ sách: 16X24 cm

Tình trạng bìa: Mềm

Lượt in: Lần đầu

Cấp phép & Liên kết: NXB Tri Thức

Mã ISBN: 978-604-340-4449

Ngày phát hành: 4/11/2022

>>Click vào ảnh để đọc thử: 

Nội dung chính của THUẬN THEO HOÀN CẢNH – Không có một chiến lược phát triển vạn năng

Ý tưởng chính:

Trải qua  một phần tư thế kỉ làm việc tại Ngân hàng Thế giới (World Bank), tác giả Brian Levy đã tạo nên điểm gặp gỡ giữa lí thuyết và thực hành trong cuốn sách này bằng những cuộc nghiền ngẫm và thảo luận từ những số liệu và thực tiễn, để chỉ ra các khiếm khuyết trong chính sách đầu tư và tư vấn quản trị cho các quốc gia đã & đang phát triển có thể dẫn tới tình trạng tham nhũng, ô nhiễm môi trường, chủ nghĩa dân túy, phân biệt chủng tộc, xung đột… ngay tại các quốc gia này.

Cuốn sách đưa ra giải pháp tiếp cận “thuận theo hoàn cảnh” trong quản trị quốc gia và hoạch định chính sách phát triển thông qua tái định nghĩa sự đổi thay bằng sự tiến hóa chứ không phải là áp đặt thiết lập, từ đó hướng đến tìm kiếm cách chính sách tối ưu có thể tạo ra đột biến hữu ích từ nền tảng. Tiền đề của toàn bộ giải pháp dựa trên luận đề: nền kinh tế, chính thể, thể chế và xã hội của một quốc gia có sư liên thuộc; do đó, cuộc cải cách muốn thành công  phải tương thích với động lực của những nhân tố có sức ảnh hưởng để tạo ra những cột chống vững chắc trong tiến trình chuyển đổi và bảo vệ quá trình đổi mới trước sự đối kháng từ những người hưởng lợi từ hoàn cảnh cũ.

Về tác giả Brian Levy

Brian Levy là chuyên gia World Bank từ 1989 đến 2012 với vai trò cố vấn, chủ nghiệm chương trình giảm nghèo và quản lí kinh tế, phụ trách đơn vị chuyên trách hỗ trợ cải cách khu vực công ở châu Phi, đồng chủ nhiệm dự án đưa quản trị và chống tham những vào chương trình hành động của World Bank. Ông có bằng tiến sĩ kinh tế tại Harvard năm 1983, từ năm 2012 đến nay, ông đang giảng dạy về Thực hành Phát triển Quốc tế ở Trường nghiên cứu Quốc tế cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins (SAIS), Mĩ. Từ năm 2012 đến 2019, ông đảm nhiệm vai trò Giám đốc Học thuật và sáng lập Trường Quản trị Công Nelson Mandela tại Đại học của Cape Town.

Về dịch giả: Nhóm dịch Book Hunter bao gồm Lê Duy Nam (trưởng nhóm), Nguyễn Phương Mạnh, Hà Mạnh Tuấn, Nguyễn Phương Anh, Lê Trường Sơn

Cùng với “Các hệ thống bầu cử trên thế giới”, “Thuận theo hoàn cảnh – Không có một chiến lược phát triển vạn năng” là dự án đầu tay của nhóm dịch Book Hunter được thực hiện từ 2016 và kéo dài nhiều năm bởi mức độ phức tạp của cuốn sách. Nhóm dịch nỗ lực dịch gần sát với ý của tác giả nhất có thể để truyền tải được các khái niệm kinh tế học và quản trị hoàn toàn mới. Tuy nhiên, tiêu đề sách và một số khái niệm nhạy cảm, chúng tôi đã chọn phương án diễn giải mềm dẻo nhưng vẫn đảm bảo ý nghĩa tương đương để phù hợp trong bối cảnh xuất bản tại Việt Nam.

Mục lục:

Phần I: CÁC KHÁI NIỆM – MỘT HỆ THỐNG PHÂN LOẠI NĂNG ĐỘNG

Chương 1: Tìm kiếm một mô hình phát triển hữu hiệu

Chương 2: Xây dựng một hệ thống phân loại

Chương 3: Cận kề tình trạng hỗn loạn

PHẦN II: CÁC QUỐC GIA – ÁP DỤNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀO THỰC TIỄN

Chương 4: Lộ trình áp đặt trong thực tế

Chương 5: Cạnh tranh mang tính cá nhân trong thực tế

Chương 6: Các vòng hồi tiếp dương trong thực tế

Chương 7: Các hình thái quản trị và tăng trưởng

PHẦN III: XEM XÉT CÁC GIỚI HẠN QUẢN TRỊ

Chương 8: Chức năng và hình mẫu trong cải cách khu vực công

Chương 9: Sự minh bạch và sự tham gia – Để hai “mảnh ghép” vừa vặn

Chương 10: Quản trị nhiều bên hữu quan và khu vực tư nhân

PHẦN IV: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN – KHÍA CẠNH QUẢN TRỊ

Chương 11: Quản trị và phát triển – Phân tích và làm rõ diễn ngôn

Chương 12: Định hướng cho chính sách phát triển

 Chính sách giá và phân phối

Giá niêm yết: 215.000

Chiết khấu phân phối: 25-30%

Chương trình khuyến mại tối đa: 20% giá bìa

Khuyến nghị marketing dành cho đơn vị phân phối

Các nhóm khách hàng mục tiêu: Chuyên gia hoạch định chính sách, Chuyên gia cải cách, Chuyên gia chuyên ngành kinh tế vĩ mô, Chuyên gia về phát triển, người hoạt động liên quan đến chính sách công, các nhà đầu tư kinh tế và tài chính vĩ mô.

Từ khóa quan trọng: quản trị tốt, quản trị công, chính sách công, chính sách phát triển, kinh tế vĩ mô, tài chính vĩ mô, chuyển đổi xã hội, đổi mới, cải cách.

Gợi ý Combo với các sách của Book Hunter:

  • THUẬN THEO HOÀN CẢNH – Không có một chiến lược phát triển vạn năng + Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào: Đổi mới để Thoát Nghèo/ Chính sách phát triển cho các nước trong bẫy nghèo
  • THUẬN THEO HOÀN CẢNH – Không có một chiến lược phát triển vạn năng + Các hệ thống bầu cử trên thế giới + Chiến thắng của đô thị + Sinh tồn của đô thị => Quản trị công hiệu quả

Gợi ý Combo với các sách hiện đạng có trên thị trường:

  • THUẬN THEO HOÀN CẢNH – Không có một chiến lược phát triển vạn năng + Sức bật cho thế hệ mới (NXB Tri Thức) + Xây dựng xã hội học tập (Omega Plus Book) => Chuyển đổi xã hội

Trích dẫn hoặc dữ liệu hay:

“Lộ trình chính trị mang tính áp đặt hay cạnh tranh đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, ảnh hưởng đến hiệu lực của cách tiếp cận cải cách theo chiều dọc và theo chiều ngang. Trong những giai đoạn đầu của lộ trình áp đặt, các nhà lãnh đạo chính trị ít bị kiềm chế. Mặc dù kết quả có thể rất thường xuyên mang tính mạnh được yếu thua và có phần phá luật, thỉnh thoảng có những trường hợp lãnh đạo trỗi dậy theo cách vừa có định hướng mang tính phát triển và nắm giữ quyền lực một cách chắc chắn. Trong bối cảnh như vậy hướng tiếp cận cải cách mang tính thứ bậc theo chiều dọc vốn dựa vào hiệu quả của quản trị kiểu thủ trưởng – nhân viên có thể có triển vọng trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển.

Ngược lại, trong những giai đoạn đầu của lộ trình chính trị cạnh tranh, quyền lực thường bị phân tán, lãnh đạo thường bị hạn chế và bộ máy công quyền thường yếu đuối. Trong hoàn cảnh như vậy, khoảng thời gian thử nghiệm thường ngắn, duy trì sự ổn định chính trị thường là thách thức thực sự – và những thỏa thuận để duy trì sự ổn định có thể kém xa so với bất kì một định nghĩa nào về quản trị tốt. Trong hoàn cảnh như vậy, một tập trung nỗ lực cải cách hữu ích có thể gói gọn trong việc thiết lập “đảo hiệu quả”. Trong khi cách tiếp cận dựa trên “đảo” mang tính cộng dồn, kết quả tích lũy của nó có thể rất mạnh mẽ.”

“Thay vì trở thành một công cụ mạnh mẽ để tăng cường tính hiệu quả của thực hành phát triển, sự tập trung mới vào vấn đề quản trị và thể chế có vẻ còn lôi các nhà hoạch định chính sách phát triển và các cơ quan viện trợ vào những vòng luẩn quẩn không có điểm dừng của các xung đột mới – thường xảy ra đối với các quốc gia và chính phủ, mà khi nhìn từ quan điểm phát triển truyền thống hơn, lại có vẻ như hình mẫu đáng noi theo.”

“Chính sách tốt hơn, cơ sở hạ tầng kiện toàn hơn và hệ thống hành chính hiệu quả hơn đặc biệt ở phương diện giải quyết thủ tục, cung cấp dịch vụ công – tất cả sẽ mang tới một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, tạo ra nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cũng như nhiều hứa hẹn cho đầu tư tư nhân và tăng trưởng. Mặc dù vậy, hãy chú ý rằng cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống hành chính đòi hỏi nhiều thời gian, với rất ít cơ hội tốc thắng, dù mọi thứ có thể đảo chiều rất nhanh.”

“Qúa trình phát triển là một lưỡi dao. Áp lực thay đổi quá cao sẽ có nguy cơ làm trật đà tiến của các vòng hồi tiếp, nhưng nếu không chú ý đến những gì cần thay đổi, quá trình (tiến lên) này lại có nguy cơ dùng lại. Có nhiều điều cần học về những lựa chọn từng bước một, vận hành thuận theo hoàn cảnh để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công và giữ vững phát triển kinh tế ngay cả khi thiếu vắng một tập hợp đầy đủ các thể chế cai trị tốt…Nhưng trong phân tích cuối cùng, trong việc lái lưỡi dao để gọt nên một con đường đi tới, không một lời tuyên bố cải cách đơn giản nào có thể thay cho am hiểu sâu về  (bối cảnh của) từng nước và các đánh giá am tường.”

“Đầu tư thường liên quan đến các quyết định không thể đảo ngược (ví dụ: khoan một giếng dầu, đào một hầm mỏ, hoặc đầu tư vào một nhà máy thép quy mô lớn), vì vậy nguy cơ từ chủ nghĩa cơ hội sẽ lớn. Các chính phủ và các nhà lãnh đạo chính trị có động lực mạnh mẽ, trước khi thi hành, đưa ra ủng hộ của họ về một khoản đầu tư để đảm bảo rằng công việc được tiến hành. Nhưng sau đó, một khi công việc đã vào guồng, họ có thể có động lực mạnh để không tôn trọng thỏa thuận và giành lấy những lợi ích trước mắt của khoản đầu tư cho bản thân mình. Chừng nào những rủi ro này còn hiển hiện, các nhà đầu tư tư nhân sẽ không mặn mà.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *