Ra mắt: “Hồn Anime – Hợp tác cùng sáng tạo và câu chuyện thành công của truyền thông Nhật Bản” của tác giả Ian Condry

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao anime, chỉ là một thể loại phim hoạt hình Nhật Bản, lại có sức ảnh hưởng sâu rộng khắp toàn cầu, từ phòng khách ở Châu Âu đến các phòng trà ở Châu Á? Anime không chỉ là một phần của văn hóa đại chúng mà đã trở thành một hiện tượng toàn cầu với cộng đồng người hâm mộ đông đảo và đa dạng, từ thiếu nhi đến người lớn. Cuốn sách HỒN ANIME: Hợp tác cùng sáng tạo và câu chuyện thành công của truyền thông Nhật Bản của Ian Condry mở ra cái nhìn sâu sắc về ngành công nghiệp anime và lý giải vì sao nó lại có sức hút mãnh liệt đến vậy.

Cuốn sách khám phá tính sáng tạo hợp tác là nhân tố chính mang lại thành công cho anime, kết nối giữa những nhà sản xuất chính thức và các hoạt động phi chính thức của người hâm mộ. Condry cung cấp cái nhìn chi tiết vào mạng lưới hợp tác trong ngành và tác động của nó đến tương lai cá nhân của những người tham gia sản xuất anime. Ngoài ra, sách còn đi sâu vào việc phân tích văn hóa fan otaku tại Nhật, và cách dòng văn hóa này ảnh hưởng đến văn hóa đại chúng. Với các chương bàn luận về sự phát triển của anime từ thời kỳ hậu chiến đến ngày nay, tác giả không chỉ đề cập đến những bộ anime nổi tiếng như Pokémon hay Spirited Away, mà còn khám phá những tác phẩm nghệ thuật được yêu thích bởi giới mộ điệu.

HỒN ANIME mở ra một thế giới mới về cách thức hiện đại mà văn hóa và truyền thông có thể phát triển và ảnh hưởng lẫn nhau. HỒN ANIME là một tài liệu quan trọng cho những ai đam mê hiểu biết sâu sắc về mạng lưới văn hóa đại chúng và cách thế giới giải trí định hình nhận thức xã hội. Dành cho những người hâm mộ anime, các nhà nghiên cứu văn hóa, truyền thông, và bất cứ ai quan tâm đến sự phát triển của văn hóa đại chúng toàn cầu, cuốn sách này đưa ra những cái nhìn mới về sức mạnh của sự sáng tạo và sự hợp tác.

Cuốn sách do Book Hunter thực hiện dịch và xuất bản với sự tài trợ một phần của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Japan Foundation).

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủ: HỒN ANIME – Hợp tác cùng sáng tạo và câu chuyện thành công của truyền thông Nhật Bản

Tác giả: Ian Condry

Dịch giả: Hồ Hồng Đăng

Lĩnh vực: Nghiên cứu văn hóa

Tủ sách: Hiểu thực tại

Số trang: 310

Cỡ sách: 16x24cm

Tình trạng bìa: Bìa mềm

Lượt in: Lần đầu

Cấp phép: NXB Phụ nữ Việt Nam

Ngày phát hành: 1/6/2023

GIÁ BÁN: 220.000 VNĐ

Đặt mua HỒN ANIME của Ian Condry với mức giá ưu đãi 20%

Nhân dịp ra mắt HỒN ANIME, Book Hunter có chương trình:

ƯU ĐÃI 20% CHO TẤT CẢ CÁC ĐƠN HÀNG ĐẶT MUA “HỒN ANIME” & 15% CHO CÁC ĐƠN HÀNG ĐẶT MUA CÁC TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU VỀ NHẬT BẢN KHÁC DO BOOK HUNTER XUẤT BẢN

Chương trình chỉ diễn ra từ 9/5/2024 đến 9/6/2024, vui lòng tham khảo thêm & đặt mua bằng cách:

– Đặt mua trực tiếp tại website Book Hunter qua link sản phẩm được gắn sau đây

– Liên hệ qua fanpage chính thức của Book Hunter

– Liên hệ qua Hotline/Zalo 0964491749.

(Lưu ý: Các đơn đặt hàng “Hồn Anime” sẽ được gửi đi sau ngày 15/5/2024)

MỤC LỤC

Ghi chú dịch thuật và tên gọi 
Lời giới thiệu: Ai làm anime? 
Một: Mạng lưới hợp tác, tương lai cá nhân
Hai: Nhân vật và thế giới như những nền tảng sáng tạo
Ba: Những hướng đi ban đầu của anime thời hậu chiến
Bốn: Khi robot anime trở thành hiện thực
Năm: Xây dựng hãng anime tiên tiến giá trị của đường rãnh 
Sáu: Năng lượng tối – Người hâm mộ ngoại địa cho ta biết gì về cuộc chiến bản quyền 
Bảy: Cách mạng tình yêu – Fan otaku ở Nhật
Kết luận: Anime tương lai – Sáng tạo hợp tác và hành động văn hóa
Lời cảm ơn
Ghi chú
Tham khảo
Chỉ mục

Bởi sự hợp tác nhiều lúc dễ gây tranh cãi, hỗn loạn, và lưu động, ta có thể quan sát thấy ở anime có một cuộc đấu tranh chính trị giành quyền kiểm soát và lưu hành giá trị. Cách gọi “hợp tác”, khi dùng trong quan hệ với phương tiện truyền thông xã hội mới, có xu hướng mang nghĩa tích cực là “cùng làm việc”, nhưng ta cũng nên lưu ý rằng nó còn có nghĩa “làm việc cho kẻ địch” nữa. Trái với khái niệm về sự tham gia, ngụ ý ít phân cấp bậc hơn, sự hợp tác hàm nghĩa một kết cấu có kỷ luật. Điều này thích hợp bởi lẽ sáng tạo hoạt hình thường đòi hỏi sự lặp đi lặp lại chuyên biệt, thường phải lành nghề, trong đó việc bắt chước hình vẽ của người khác với độ chính xác cao, hết lần này đến lần khác, là một nguyên tắc cơ bản. Cũng tương tự với thế đối lập giữa “cùng làm việc” và “phục tùng kẻ địch” ở một số mặt, nghiên cứu về văn hóa đại chúng thường phần nhiều có thể dẫn đến cách hiểu lạc quan về những dự án tập thể xử lý vấn đề phức tạp thông qua cách tân và cam kết chung, hoặc dẫn đến cách hiểu bi quan nhấn mạnh các thế lực ảm đạm, gò bó, tái sản sinh những cấu trúc chi phối bất bình đẳng. Rất khó thoát khỏi thế nhị phân áp bức-giải phóng này, nhất là trong thời đại hiện nay của chúng ta, khi mà ngay cả những hứa hẹn về “tự do” nhiều lúc dường như cũng áp đặt vòng cương tỏa của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, hay chủ nghĩa tân tự do, trên danh nghĩa lựa chọn của người tiêu dùng. Đó là lý do tại sao việc theo dõi chi tiết của một nghiên cứu tình huống cụ thể như anime có thể đem đến sự thấu suốt độc nhất về cách thức vận hành của truyền thông ngày nay bằng cách cho ta một cơ hội truy lần những gì xảy ra khi một thứ gì đó xê dịch qua các nền tảng và qua biên giới quốc gia. Ở khía cạnh này, những bài học của anime liên quan đến tính sáng tạo và quyền kiểm soát vang dội lại từ một phông nền rộng hơn của sự thay đổi kinh tế và xã hội toàn cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *