23/02/2024

Ra mắt & Đặt trước: THI CA LUẬN của Aristotle

THI CA LUẬN của Aristotle, một tác phẩm nền tảng trong lịch sử lý thuyết văn học và nghệ thuật, đã vượt qua thời gian để trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho những ai nghiên cứu về nghệ thuật thi ca và kịch nghệ. Được viết vào khoảng năm 335 trước Công nguyên, ảnh hưởng của THI CA LUẬN lan rộng qua nhiều thế kỷ, đến với các nhà lý thuyết, phê bình văn học, và nhà soạn kịch, trở thành nền tảng không thể thiếu trong lý thuyết văn học và phân tích kịch nghệ. Khái niệm về mimesis – mô phỏng, cấu trúc cốt truyện, vai trò của nhân vật, việc sử dụng nhịp thơ… trong việc tạo ra sự đồng cảm là những yếu tố mà Aristotle đã đóng góp cho lý luận sáng tạo. 

THI CA LUẬN là một tài liệu học thuật quan trọng cho những ai quan tâm đến văn học cổ điển, mà còn là một công cụ hữu ích cho bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về cách thức mà nghệ thuật kể chuyện ảnh hưởng đến con người và xã hội. Aristotle đã đặt nền móng cho nhiều lý thuyết văn học và nghệ thuật sau này, khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích và hiểu biết về bản chất của các hình thức nghệ thuật khác nhau. Không chỉ giữ vị trí nền tảng trong lĩnh vực lý thuyết văn học và nghệ thuật, THI CA LUẬN còn là một tư liệu quý báu về lịch sử và văn hóa, mang đến cái nhìn sâu sắc về đời sống nghệ thuật đa dạng và phong phú của Hy Lạp cổ đại. Qua lăng kính phân tích bi kịch, hài kịch, sử thi và các cấu trúc thơ, Aristotle mở ra một cánh cửa vào thế giới văn hóa và xã hội Hy Lạp, nơi nghệ thuật không chỉ được coi là hình thức giải trí mà còn là phương tiện giáo dục, phản ánh và phê phán xã hội. Bên cạnh đó, khái niệm “mô phỏng” chiếm vị trí trung tâm trong THI CA LUẬN, nêu bật tầm quan trọng của hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật và văn học không chỉ như là phương tiện mô phỏng thực tại, mà còn là cách thức qua đó nghệ thuật và văn học tái hiện và diễn giải kinh nghiệm sống. Điều này mở ra cái nhìn sâu sắc về vai trò của nghệ thuật trong quá trình giáo dục và phát triển nhân cách, khẳng định mimesis là bản năng tự nhiên trong quá trình học tập của con người, từ việc trẻ em bắt chước người lớn đến việc học hỏi các kỹ năng nghệ thuật và thủ công.

Chúng tôi lựa chọn bản dịch của Giáo sư Samuel Henry Butcher (1850-1910), giảng viên tại Trinity College, Cambridge và University of Edinburgh. Bản dịch tiếng Anh của ông được dịch từ tiếng Hy Lạp với 5 lần hiệu chỉnh khác nhau khi tham chiếu bản Ả Rập và các bản chép tay. Bản dịch là một phần thuộc công trình nghiên cứu Lý thuyết về Thi ca và Nghệ thuật Thuần túy của Aristotle (Aristotle’s Theory of Poetry and Fine Art, Macmillan&Co., 1898) của ông. Phần nghiên cứu của ông rất đồ sộ, cùng sự đối chiếu văn bản công phu mà hiện tại chúng tôi chưa đủ lực để có thể chuyển ngữ sang tiếng Việt một cách trọn vẹn, bởi vậy, chúng tôi xin được công bố phần dịch tiếng Việt cuốn Thi Ca Luận do nhà văn Hà Thủy Nguyên thực hiện. 

THI CA LUẬN nằm trong Dự án dịch thuật các tác phẩm của Aristotle và các nghiên cứu về ông được Book Hunter thực hiện từ năm 2018 đến nay. Trong quá trình dịch thuật, chúng tôi sử dụng lại các khái niệm đã có trong “Siêu Hình Học”, “Biện Luận”, “Luân Lý Học” của Aristotle. Bên cạnh đó, nhà văn Hà Thủy Nguyên, dịch giả của cuốn sách, đã nỗ lực chuyển ngữ rất nhiều các khái niệm thi ca của Hy Lạp cổ đại sang dạng thức thi ca tương ứng trong nền văn học Á Đông; đồng thời bổ sung toàn bộ chú thích để phần nào giúp bạn đọc cảm nhận về bầu không khí nghệ thuật được đề cập đến trong tác phẩm. Những bức tranh minh họa bầu không khí nghệ thuật cũng được chúng tôi tìm kiếm, lựa chọn và in màu như một cách trực quan nhất có thể để gợi hứng cho bạn về đời sống văn hóa nghệ thuật sôi nổi này.

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủ: THI CA LUẬN – Tác phẩm triết học kinh điển

Tác giả: Aristotle

Dịch giả: Hà Thủy Nguyên

Lĩnh vực: Lý thuyết văn học

Tủ sách: Ký Ức

Số trang: 140 trang in màu

Cỡ sách: 12X20.5 cm

Tình trạng bìa: Mềm

Lượt in: Lần đầu

Cấp phép: NXB Đà Nẵng

Ngày phát hành: 23/3/2024

 GIÁ BÁN: 190.000

Bản Đọc Thử

Đặt mua THI CA LUẬN của Aristotle với mức giá ưu đãi 20%

Nhân dịp ra mắt THI CA LUẬN, Book Hunter có chương trình:

ƯU ĐÃI 20% CHO TẤT CẢ CÁC ĐƠN HÀNG ĐẶT MUA “THI CA LUẬN” CỦA ARISTOTLE VÀ 15% CHO CÁC ĐƠN HÀNG ĐẶT MUA CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG VÀ THƠ CA DO BOOK HUNTER XUẤT BẢN

Chương trình kéo dài từ 23/2/2024 đến 31/3/2024, vui lòng tham khảo thêm & đặt mua tại link bên dưới.

(Lưu ý: Các đơn đặt hàng “Thi ca luận” sẽ được gửi đi sau khi sách phát hành vào ngày 23/3/2024)

MỤC LỤC

I – Các loại hình thi ca khác nhau
1. Thi ca như nghệ thuật mô phỏng
2. Đối tượng của mô phỏng là con người hành động
3. Phong cách mô phỏng
4. Mô phỏng là bản năng của con người
5. Sự chuyển dịch từ Hài kịch – Sử thi – Bi kịch
 
II – Nguyên lý của Bi kịch
6. Nguyên lý của Bi Kịch
7. Cấu trúc Cốt truyện trong Bi kịch
8. Tính nhất thể của cốt truyện
9. Tính liên tục của cốt truyện
10. Cốt truyện và hành động
11. Đảo ngược Tình thế trong Bi kịch
 
III – Cấu trúc của Bi kịch
12. Cấu trúc của một màn diễn trên sân khấu
13. Hiệu ứng đặc thù của Bi kịch
14. Cấu trúc của các biến cố
15. Tính nhất quán và sự biến chuyển của nhân cách
16. Các dạng thức của Phát giác
17. Cốt truyện và diễn đạt phù hợp
18. Các phần trong một vở bi kịch
19. Diễn Đạt và Suy Tư
20. Cấu tạo Ngôn Ngữ
21. Sử dụng từ
22. Phong cách rõ ràng nhưng không tầm thường
23. Nguyên lý kịch tính trong các thi phẩm tự sự
24. Sử thi và Bi kịch
25. Phê bình lỗi
26. Sử thi và Bi kịch, hình thức nào cao cả hơn

Một số hình ảnh được IN MÀU trong "Thi ca luận" - Aristotle

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *