19/01/2023

Xuất bản Bộ Tứ Thế giới quan của Aristotle: Siêu Hình Học, Linh Hồn, Biện Luận, Chủ Đề

Aristotle (384-332 TCN) nằm trong số các triết gia Hy Lạp có ảnh hưởng sâu sắc nhất thế giới phương Tây, ngay cả khi một số các quan điểm của ông bị bác bỏ bởi khoa học hiện đại. Sự ảnh hưởng của Aristotle không nằm ở những kết luận ông đưa ra, mà nằm ở phương pháp luận luận của ông. Thay vì đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng để độc giả có thể yên tâm làm theo, ông đưa độc giả vào chuỗi biện luận chặt chẽ nhưng không xác định, để độc giả có thể “tự giải ảo” chính mình. Ông đề cao việc tự quan sát và đúc rút phương pháp của mỗi người và áp dụng vào từng trường hợp cụ thể khác nhau hơn là đề xướng một chìa khóa tư duy vạn năng. Điều này ngược với nhận định quen thuộc rằng Aristote cổ xúy cho logic và coi logic là phương pháp luận thuần túy đúng. 

Mở đầu năm 2023, Book Hunter cùng lúc xuất bản 4 tác phẩm quan trọng của Aristotle bao gồm SIÊU HÌNH HỌC, BÀN VỀ LINH HỒN, BIỆN LUẬN, CHỦ ĐỀ, tiếp nối LUÂN LÝ HỌC đã được xuất bản và tái bản nhiều lần trước đó. Hai cuốn Siêu Hình HọcBàn về Linh Hồn có thể giúp độc giả hiểu được thế giới quan của Aristotle, và thông qua đó, chúng ta thoát khỏi những ngụy biện mê tín dị đoan về thế giới vô hình. Còn hai cuốn Biện LuậnChủ Đề cung cấp các phương pháp luận trong tư duy nói chung và trong nghiên cứu phân tích nói riêng. 

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủ của các quyển:

Siêu Hình Học (Metaphysics), Bàn về Linh Hồn (Peri Psychēs), Biện Luận (Rhētorikḗ), Chủ Đề (Τοπικά)

Tác giả: Aristotle 

Các dịch giả: Nguyễn Nguyên Hy & Lê Duy Nam (Siêu Hình Học); Nguyễn Lan Anh (Linh Hồn); Lê Minh Tân dịch, Hà Thủy Nguyên hiệu đính (Biện Luận); Lê Hải Anh (Chủ Đề)

Lĩnh vực: Triết học cổ điển

Tủ sách: Siêu Hình

Cấp phép: Nhà xuất bản Đà Nẵng

Ngày phát hành: 1/3/2023

Giá sách & số trang:

Siêu Hình Học, bìa cứng 16X24cm, 552 trang: 555.000 VNĐ

Linh Hồn, bìa mềm 10X18 cm, 224 trang: 110.000 VNĐ

Biện Luận, bìa mềm 16X24 cm, 304 trang: 290.000 VNĐ

Chủ Đề, bìa mềm 16X24 cm, 316 trang: 290.000 VNĐ

Điền biểu mẫu đặt trước sách, nhận ưu đãi 10% + Freeship

Nhận Đặt Trước tới hết 23h00 ngày 15/2/2023. Sách được ship muộn nhất 5 ngày sau ngày phát hành. 

Lưu ý: Chúng tôi chỉ ship sách tới những khách phản hồi xác nhận qua email hoặc số điện thoại. Trong trường hợp quý khách không phản hồi hoặc phản hồi muộn, mà chưa thanh toán, quá 5 ngày sau email hoặc cuộc gọi của chúng tôi, chúng tôi rất tiếc phải hủy suất Đặt Trước, quý khách có thể đặt mua sách tại các kênh phân phối khác. 

Nếu thuận tiện, bạn vui lòng thanh toán trước qua số tài khoản dưới đây, như một cách để giúp đỡ Book Hunter huy động đủ vốn in ấn.

STK: 2289896868 - VP Bank - Lê Duy Nam

*Trong trường hợp bạn không thuận tiện thanh toán online, bạn có thể thanh toán với shipper khi nhận sách. 

Về dự án dịch Aristotle Tinh Tuyển của Book Hunter

Được truyền cảm hứng từ ước vọng xây dựng nền tảng tri thức như cột trụ của hệ thống chính trị mà Aristotle đưa ra, Book Hunter quyết định dịch toàn bộ các tác phẩm của Aristotle sang tiếng Việt. Mở đầu bằng Luân Lý Học, Book Hunter đã thuyết phục được các độc giả quan tâm tới tác phẩm của vị triết gia quan trọng bậc nhất của nền văn minh phương Tây này.

Không dừng lại ở đó, từ năm 2020, Book Hunter đã tổ chức dịch thêm 4 tác phẩm khác của Aristotle, trong đó tác phẩm khó nhất phải kể đến chính là Siêu Hình Học. Đội ngũ dịch Aristotle đã làm việc miệt mài 3 năm, tự chất vấn và phản biện từng khái niệm mà ông đưa ra, rồi từ đó chọn lựa phương án dịch tốt nhất có thể. Đồng thời, chúng tôi nỗ lực thống nhất toàn bộ khái niệm trong các tác phẩm của Aristotle do Book Hunter dịch để thuận tiện cho bạn đọc. 

Trong tương lai, Book Hunter dự định sẽ thực hiện bộ sách Aristotle Tinh Tuyển, dịch gần như đầy đủ các tác phẩm quan trọng của Aristotle sang tiếng Việt, với hi vọng chuyển tải phần nào tinh yếu của nền văn minh phương Tây. Sau bộ tứ Aristotle vừa xuất bản, chúng tôi đang bắt tay thực hiện tiếp các tác phẩm khác của ông.

Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ tài chính và lan tỏa từ cộng đồng để hoàn thành dự án lớn lao này trong vòng 1-2 năm tới. Nếu bạn ủng hộ dự án này của Book Hunter, có thể giúp đỡ chúng tôi bằng cách:

– Đặt mua các sách của Aristotle do Book Hunter xuất bản.

– Tài trợ Dự án dịch bộ Aristotle Tinh Tuyển của Book Hunter dưới danh nghĩa cá nhân hoặc doanh nghiệp.

– Chia sẻ và lan tỏa về các cuốn sách của Aristotle do Book Hunter xuất bản. 

Xin cảm ơn các bạn đã đồng hành với Book Hunter để đưa triết học Aristotle đến với độc giả Việt Nam.

Để thực hiện Bộ Tứ Thế giới quan của Aristotle bao gồm Siêu Hình Học, Bàn Về Linh Hồn, Biện Luận, Chủ Đề, chúng tôi đã dành 3 năm làm việc (dịch, chỉnh sửa, hoàn thiện)  đầu tư khoản tiền 200 triệu (chưa tính chi phí quản lý), bao gồm:

– Nhuận bút: 100 triệu

– Hiệu đính: 10 triệu

– Giấy phép: 10 triệu

– In: 80 triệu

Chúng tôi hi vọng rằng bạn sẵn lòng Đặt Sách để chúng tôi có đủ nguồn lực từng bước hoàn thành dự án trong thời gian tới. 

Sơ lược về 4 tác phẩm của Aristotle được xuất bản

Siêu Hình Học (Metaphysics)

Dịch theo bản tiếng Anh của Hugh Tredennick

“Siêu Hình Học” là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Aristotle, nền tảng của triết học về nguyên lý đầu tiên, thần học và minh triết phương Tây. “Siêu Hình Học” của Aristotle không cố đưa ra lời giải thích về nguồn gốc của vạn vật, mà từng bước minh định toàn thể của mỗi cá thể trong vạn vật bằng cách lý giải tự tính, hiện thể, nguyên thể, biến dịch…của mỗi sự vật và hiện tượng. Phương pháp luận được đúc rút trong “Siêu Hình Học” của Aristotle không chỉ hữu ích với những người nghiên cứu triết học mà còn hữu ích với các nhà chính trị, nhà lập pháp, nhà điều tra, nhà sáng tạo sản phẩm, nhà nghiên cứu văn hóa và xã hội… và bất cứ ai muốn luyện lối tư duy truy vấn về bản nguyên của sự vật và sự việc.

Khi đọc kỹ “Siêu Hình Học” và tách biệt tác phẩm khỏi lớp giải thích của Kito giáo, ta sẽ nhận ra sự tương đồng trong cách lý giải vạn vật của Aristotle và Dịch học của văn hóa Á Đông

Chính nhờ ký ức mà con người có được kinh nghiệm, bởi vì vô số ký ức về cùng một thứ gộp lại tạo ra ấn tượng của một trải nghiệm duy nhất về thứ đó Kinh nghiệm có vẻ rất giống với khoa học và nghệ thuật, nhưng thực ra chính nhờ kinh nghiệm mà con người có được khoa học và nghệ thuật; vì như Polus đã nói rất đúng, “kinh nghiệm tạo ra nghệ thuật, nhưng thiếu kinh nghiệm thì chỉ tạo ra những vận may rủi”. Nghệ thuật được tạo ra khi một suy xét phổ quát duy nhất được hình thành liên quan đến các sự vật tương tự nhau từ nhiều kinh nghiệm khác nhau...Dường như đối với các mục đích thực tiễn, kinh nghiệm không hề thấp kém hơn so với nghệ thuật; quả thật, chúng ta thấy những người có kinh nghiệm thành công hơn những người chỉ có lý thuyết mà không có kinh nghiệm. Lý do của điều này chính ở chỗ kinh nghiệm là hiểu biết về các chi tiết, nhưng nghệ thuật lại là hiểu biết về cái phổ quát; hành động và các kết quả được tạo ra đều liên quan đến cái cụ thể.

Về tổng quát, mọi sự vật đều có đầu tiên, bởi vì chúng ta bốn nguyên cứ. Trong số này, nguyên cứ thứ nhất chúng ta cần nhắc tới là tự tính; nguyên cứ thứ hai là vật chất hay cụ thể hơn là vật chất nền; nguyên cứ thứ ba là biến dịch; và thứ tư là nguyên cứ đích cuối, có thể gọi là mục đích hay “điều tốt”, và nó chính là kết thúc của mỗi quá trình khởi sinh hay biến dịch.

Cái vốn thay đổi sẽ thay đổi hoặc từ hiển lộ thành hiển lộ, hoặc từ ẩn tàng thành ẩn tàng, hoặc từ hiển lộ thành ẩn tàng, hoặc từ ẩn tàng thành hiển lộ. “Hiển lộ” ở đây được biểu thị là một sự khẳng định. Như vậy phải có ba hình thức thay đổi; vì cái mà đi từ ẩn tàng thành ẩn tàng thì không thay đổi, bởi vì chúng không phải là những trái ngược, cũng chẳng phải là mâu thuẫn, vì chúng không có sự đối ngẫu. Sự thay đổi từ ẩn tàng thành hiển lộ trái ngược của nó là sự khởi sinh — thay đổi tuyệt đối tương ứng khởi sinh tuyệt đối, và thay đổi có điều kiện tương ứng khởi sinh có điều kiện; và sự thay đổi từ hiển lộ sang ẩn tàng là sự hủy diệt — sự thay đổi tuyệt đối tương ứng sự hủy diệt tuyệt đối và sự thay đổi có điều kiện tương ứng sự hủy diệt có điều kiện."

Bàn Về Linh Hồn (Peri Psychēs)

Dịch theo bản tiếng Anh của W.D.Ross và John Alexandre Smith

“Bàn Về Linh Hồn” của Aristotle luận giải sự quan hệ mật thiết giữa linh hồn và cơ thể, trái với quan niệm cho rằng linh hồn tách bạch với cơ thể hay linh hồn điều khiển cơ thể. Aristotle cho rằng linh hồn và vật chất có mối quan hệ tương quan với nhau, hay có thể nói là linh hồn sao thì vật chất vậy và ngược lại. 

Aristotle thực hiện một sự phân loại các khía cạnh biểu hiện khác nhau của linh hồn bao gồm các giác quan, tâm trí, ý niệm, trí tuệ… và cách linh hồn tương tác với cuộc sống. 

Chúng ta cũng phải cân nhắc tới việc liệu linh hồn có thể phân chia được, hay không thể chia tách thành các phần, và liệu nó có đồng nhất ở mọi nơi hay không, và nếu không đồng nhất, thì liệu các dạng thức của nó sẽ khác nhau một cách cụ thể, hay khác nhau ở dạng nguyên thể: cho tới nay những người đã và đang thảo luận và nghiên cứu linh hồn dường như giới hạn bản thân họ trong khuôn khổ linh hồn con người. Chúng ta phải cẩn thận để không bỏ qua câu hỏi liệu linh hồn có thể được định nghĩa trong một công thức duy nhất rõ ràng, như trường hợp của động vật, hay liệu chúng ta không được đưa ra một công thức riêng biệt cho từng thứ, như cách chúng ta làm với ngựa, chó, con người, thần thánh...

Trước tiên chúng ta phải xem xét tới dinh dưỡng và sinh sản, vì linh hồn nuôi dưỡng (dưỡng hồn) được tìm thấy cùng với tất cả các dạng linh hồn khác và là năng lực khởi nguồn nhất của linh hồn được phân bố rộng rãi, thực tế cái gì có nó đều được nói là có sự sống. Dưỡng hồn tự bộc lộ qua các hoạt động sinh sản và sử dụng thức ăn - sinh sản, tôi nhắc đến, bởi bất kỳ sinh vật sống nào khi đạt đến ngưỡng tăng trưởng bình thường của nó mà không bị tổn hại, và những sinh vật mà cách thức sinh sản của chúng không phải là tự phát, hành động tự nhiên nhất là tạo ra một sinh vật giống chính nó, động vật tạo ra động vật, thực vật tạo ra thực vật, theo cách đó, chừng nào bản nhiên của nó cho phép, nó có thể trở nên bất diệt và linh thiêng. Đó là mục tiêu mà tất cả mọi thứ đấu tranh để giành lấy, vì bất kỳ mục đích gì chúng làm mà bản nhiên của chúng có thể thực hiện.

Biện Luận (Rhētorikḗ)

Dịch theo bản tiếng Anh của W. Rhys Roberts

Trước nay, chúng ta thường nhầm lẫn giữa “biện luận”, “hùng biện” và “diễn thuyết”… từ đó dẫn đến sự phân tích và đánh giá sai tính khả tín của các diễn ngôn và văn bản. Mặc dù “Biện Luận” của Aristotle là một tác phẩm quan trọng trong phương pháp tư duy và biểu đạt, nhưng sự nhầm lẫn giữa “biện luận” và “hùng biện” hay “diễn thuyết” đã khiến tác phẩm bị hiểu theo chiều hướng thuyết phục niềm tin của người nghe. 

Trên thực tế “Biện Luận” của Aristotle là một công cụ tư duy để truy vấn các luận điểm và biểu đạt thực tại thông qua ngôn ngữ. “Biện Luận” cần thiết cho bất cứ ai hoạt động trong ngành khoa học thông tin, báo chí, truyền thông, nghiên cứu, pháp luật. Và mỗi sinh viên, dù ở ngành học hay cấp bậc nào, cũng cần biết cách “Biện Luận” để thực hiện các tiểu luận, luận văn, luận án nghiên cứu có giá trị. Cuốn sách đặc biệt hữu ích trang bị công cụ tư duy cho những ai không muốn bị thao túng tâm lý bởi các thuật ngụy biện thường thấy.

Cái đúng và cái gần đúng được nhận dạng theo cùng một cách, có thể hiểu là mọi người đều có một đặc tính bẩm sinh đầy đủ để hiểu đâu là đúng, và thường hướng đến chân lý. Bởi vậy hễ ai phán đoán đúng về sự thật thì cũng có thể phán đoán đúng về tính không chắc chắn.

Biện luận hiệu quả bởi vạn sự đều đúng và chúng luôn có một chiều hướng tự nhiên để thắng thế trước cái đối lập của mình, cho nên nếu phán quyết của các thẩm phán không hợp lẽ thì việc thành bại lại nằm trong tay các nhà diễn thuyết và theo đó họ phải bị định tội. Hơn nữa, trước khi khán giả nào đó thậm chí còn chưa bị ám ảnh với tri kiến chính xác nhất thì cũng sẽ tùy tiện với những gì chúng ta nói để đưa ra lời buộc tội. Với các luận điểm dựa trên tri kiến ẩn chứa sự chỉ dẫn, vẫn có những người mà không ai có thể chỉ dẫn. Do đó, tại đây, chúng ta phải dùng các ý niệm mà ai cũng hiểu như thể đó là lối biện thuyết và lập luận của mình khi trình bày các Chủ đề trong thương thảo để luận giải trước công chúng.

Như ta thấy, mỗi phần chính trong một bài diễn thuyết phải có mục đích rõ ràng. Xét mỗi trường hợp, chúng ta đã ghi chú và chấp nhận những quan điểm và đề xuất mà dựa vào đó ta có thể hình thành lên lập luận của mình - với chính trị, với tưởng thưởng, với cả diễn thuyết pháp lý. Chúng ta hơn nữa đã quyết định những phương tiện nào của tính cách đạo đức cần có để đầu tư vào bài nói. Bây giờ chúng ta tiến hành thảo luận các luận điểm chung cho tất cả các bài diễn thuyết. Tất cả các nhà diễn thuyết, bên cạnh khả năng lập luận chuyên biệt, thì cũng rất tiết chế khi sử dụng đề tài Khả thi và Bất khả, ví dụ; và cố gắng chỉ ra rằng một điều có thể xảy ra, hoặc sẽ xảy ra trong tương lai.

Chủ Đề (Τοπικά)

Dịch theo bản tiếng Anh của Sir Arthur Wallace Pickard-Cambridge

Cùng với “Biện Luận”, “Chủ Đề” là bộ công cụ tư duy quan trọng đặc biệt trong biểu đạt thực tại bằng ngôn ngữ (thông qua nói hoặc viết). “Chủ Đề” đưa ra một loạt các chỉ dẫn về cách chúng ta “định nghĩa”, “suy luận”, “diễn đạt”… sự vật và sự việc, cũng như cách hình thành các luận thuyết. 

“Chủ Đề” của Aristotle đặc biệt đi sâu giải thích khái niệm biện chứng và các phương pháp biện chứng. Bên cạnh đó, Aristotle cũng chỉ ra các lỗi lập luận và các ngụy biện thường thấy, từ đó hướng dẫn cách tránh rơi vào ngụy biện hay lập luận vòng quanh. 

Giờ chúng ta phải bàn tới “định nghĩa”, “đặc tính”, “nguyên thể”, và “ngoại tính” là gì. “Định nghĩa” là một cụm từ biểu thị tự tính của sự vật. Nó được thể hiện dưới dạng thức là một cụm từ thay cho một thuật ngữ, hay một cụm từ thay cho một cụm từ khác; vì thi thoảng ta có thể định nghĩa ý nghĩa của một cụm từ. Những người mà khi phát ngôn chỉ sử dụng thuật ngữ (bạn có thể thử) rõ ràng không trình bày được định nghĩa của một sự vật đang được nhắc đến, vì một định nghĩa luôn luôn là một loại cụm từ cụ thể nào đó.

Hơn nữa, ta hãy xem liệu một nghĩa của một thuật ngữ có trái ngược trong khi nghĩa khác hoàn toàn không có hay không; ví dụ niềm vui (pleasure) uống rượu trái ngược với nỗi đau khát nước, trong khi niềm vui khi thấy đường chéo không tương xứng với mặt bên thì không có trái ngược, vì vậy “niềm vui” được sử dụng theo nhiều nghĩa. Đối với “yêu” (love), khi được sử dụng trong khuôn khổ của tâm trí, thì “ghét” là trái ngược của nó, trong khi lúc được sử dụng cho hoạt động thể chất (như hôn) thì nó không có trái ngược: vậy nên, rõ ràng rằng “yêu” là một thuật ngữ mơ hồ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *