24/03/2023

Tái bản BHAGAVAD GITA – Tác phẩm triết học kinh điển của Ấn Độ

Bhagavad Gita luôn được đọc và nghiền ngẫm bởi các nhà tư tưởng và những người tu luyện, bởi tính minh triết và thâm sâu được hun đúc qua nhiều thế kỷ ở Ấn Độ – quốc gia của các bậc chứng ngộ. Còn các nhà nghiên cứu luôn xem xét Bhagavad Gita như một văn bản quan trọng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt mà sự xuất hiện của những thuyết giảng ấy được đặt trong bộ sử thi MahaBharata cho thấy một quá trình chuyển biến của xu hướng tư tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Còn đối với người hoạt động tri thức, Bhagavad Gita có một ý nghĩa đặc biệt, bởi qua đó, người có tri thức tự soi chiếu được các giới hạn của bản thân.

Chúng tôi chọn bản dịch tiếng Anh của Paramananda (1884–1940), một trong số các swami (tu sĩ) của phái Vedanta đầu tiên đã đến Hoa Kỳ để truyền giáo. Ông được phái đến Luân Đôn vào năm 1906 khi ông mới hai mươi hai tuổi, và đến năm 1909, ông đã thành thành lập Trung tâm Vedanta ở Boston. Ông thuyết giảng khắp Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á trong suốt 34 năm cho đến khi qua đời vào năm 1940. Trong suốt những năm tháng thuyết giảng của mình, ông đã thành lập tạp chí định kỳ Thông Điệp của Phương Đông (Message of the East) – tạp chí đầu tiên được xuất bản tại Mỹ, duy trì liên tục suốt 55 năm, cung cấp các bài báo, thơ, phê bình về các tôn giáo. Các tác phẩm kinh điển của Ấn Độ như Bhagavad Gita, The Upanishads và các sách thực hành của Vedanta được ông dịch sang tiếng Anh, đồng thời ông cũng viết các tác phẩm đối chiếu triết luận Vedanta với triết học phương Tây, các luận giải của ông trên con đường tu tập tâm linh.

Trong lần tái bản này, để cuốn sách có thể tiếp cận được nhiều người đọc với mức giá hợp lí hơn, chúng tôi đã thay đổi quy cách trình bày sách từ bìa cứng sang bìa mềm, thiết kế dàn trang mới, có chỉnh sửa và bổ sung tiêu đề sách.

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủ: BHAGAVAD GITA và văn bản gốc – Những đối thoại siêu hình thiêng liêng

Tác giả: Khuyết danh

Dịch giả: Sophia Ngô; Hiệu đính: Hà Thủy Nguyên

Lĩnh vực: Triết học

Tủ sách: Siêu hình

Số trang: 228

Cỡ sách: 16x24cm

Tình trạng bìa: Mềm

Lượt in: Tái bản lần thứ 1

Cấp phép: NXB Đà Nẵng

Mã ISBN: 9-786048-471699

 

Ngày phát hành: 25/3/2023

GIÁ BÁN: 190.000 VND 

Mục lục

Lời nói đầu của Book Hunter
 
PHẦN 1
Lời tựa
Giới thiệu
Chương 1 – Sự đau khổ của Arjuna
Chương 2 – Sankhyayoga hay Con Đường của Tuệ Mẫn
Chương 3 – Karmayoga, hay Con Đường Phụng Sự
Chương 4 – Jnana Yoga hay Con đường Tuệ Mẫn
Chương 5 – Sannyasa Yoga hay Con Đường Buông Xả -Thoát Tục
Chương 6 – Dhyana Yoga hay Con Đường Thiền Định
Chương 7 – Jnana Vijnana Yoga hay Con Đường Tuệ Mẫn và Chứng Ngộ
Chương 8 – Akshara Brahma Yoga hay Con Đường của Chân Lý Tuyệt Đối Bất Khả Hủy Diệt
Chương 9 – Con đường của Tri Thức Vương Giả và Bí Mậtcủa Vương Giả
Chương 10 – Vihuti Yoga, hay Con Đường của sự Hiển LộThần Thánh
Chương 11 – Vishya Rupa Darsanam hay Thị kiến về VócThể Phổ Quát
Chương 12 – Bhakti Yoga hay Con Đường Phụng Sự
Chương 13 – Yoga of Kshetra và Kshetrajna, hay Con Đường Phân Biệt giữa Thể Xác và Linh Hồn
Chương 14 – Sự phân biệt Ba Guna

Chương 15 – Con Đường của Bản Thể Tối Thượng
Chương 16 – Sự phân biệt giữa thuộc tính Thần Thánh và thuộc tính Ma Quỷ
Chương 17 – Sự Phân Chia ba loại Đức Tin
Chương 18 – Con Đường Giải Thoát thông qua Buông bỏ” trong Srimad-Bhagavad-Gita, Upanishad Tinh Túy, Tri Thức của Chân Lý Tuyệt Đối, Kinh Văn của Yoga, Cuộc Đối Thoại giữa Sri Krishna và Arjuna


PHẦN 2 – BẢN GITA GỐC
1. Hệ thống Triết lý
2. Nỗ lực Hợp nhất Thấu triệt điều này, ngươi có thể trút bỏhoàn toàn mọi trói buộc trong hành động. (1)
3. Nỗ lực để Hợp nhất qua hành động
4. Nỗ lực để Hợp nhất bằng tri thức
5. Nỗ lực để Hợp nhất bằng buông bỏ hành động
6. Nỗ lực để Hợp nhất bằng tự chủ
7. Nỗ lực để Hợp nhất bằng tri thức biện biệt
8. Nỗ lực để Hợp nhất tới CÁI ẤY bất diệt
9. Nỗ lực để Hợp nhất bằng tri thức tự nhiên và tuệ mẫn
10. Sức mạnh của quyền năng biểu lộ
11. Nỗ lực để Hợp nhất bằng chiêm nghiệm về vóc thể
12. Nỗ lực để Hợp nhất bằng tập trung
13. Nỗ lực để Hợp nhất bằng tách biệt giữa đối tượng đượcquan sát và người quan sát
14. Nỗ lực để Hợp nhất bằng việc tách biệt ba Thuộc tính Cơ bản
15. Nỗ lực để Hợp nhất tới Tinh thần Nguyên thủy tối thượng
16. Nỗ lực để Hợp nhất bằng tách biệt hình tướng và vô hình tướng
17. Nỗ lực để Hợp nhất bằng tách biệt Tam thể
18. Nỗ lực để Hợp nhất bằng giải thoát thông quabuông bỏ
PHỤ LỤC: HỮU THẦN VÀ PHIẾM THẦN TRONG BHAGAVAD GITA
BẢNG GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM CẦN LƯU Ý

Về dịch giả

Phụ trách dịch Bhagavad Gita từ bản tiếng Anh của swami Paramananda là Sophia Ngo (Tên thật: Ngô Thị Thanh Thúy), người tu tập trẻ tuổi đã từ bỏ con đường tất yếu phải đi của một giảng viên kinh tế tại đại học NanHua (Đài Loan) để tu học tại Học viện Yoga Mumbai chi nhánh Thái Lan.

Ngoài ra, Sophia Ngo đã truy tìm nguồn gốc của văn bản Bhagavad Gita thông qua đọc các nghiên cứu khảo cổ và văn bản học. Theo cuốn sách “The Original Gita: Striving for Oneness, with Comments and Related Verses of the Bhagavad Gita” (Motilal Banarsidass, 2012)” của Tiến sĩ Ir. Gerard D. C. Kuiken, Bhagavad Gita có nguồn từ một văn bản riêng biệt ngoài MahaBharata và dần được tích hợp cho đến khi thành hình rõ nét vào thời đỉnh cao của đế chế Kushan (105-250). Các nghiên cứu về văn bản Bhagavad Gita trong thế kỷ 20, lần theo các manh mối khảo cổ và văn bản học, đã dẫn đường tới Svabhavikasutra (Kinh về nỗ lực Hợp Nhất) với 209 câu cách ngôn không tồn tại dấu vết của các vị thần và không có hệ thống đẳng cấp. Bài luận về niên đại Bhagavad Gita của Tiến sĩ Ir. Gerard D. C. Kuiken với vai trò dẫn nhập, do chính Sophia Ngo dịch sẽ được Book Hunter đăng tải trên bookhunter.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *