Loading Events

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn và “Cung Oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều tạo thành bộ ba trường thi cổ phong của văn học Việt Nam thế kỷ 18 với văn phong trang nhã, chuẩn mực chuyển tải nỗi niềm thế sự trước thời đại loạn lạc. 

Ở các buổi Read&Chat trước, Book Hunter đã cùng thảo luận với các bạn tham gia cộng đồng của Book Hunter về “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn, và lần này, chúng tôi xin được tiếp tục chia sẻ về “Cung Oán ngâm khúc”.

Trái với quan điểm thường được nhận định rằng “Cung oán ngâm khúc” thể hiện nỗi niềm của người phụ nữ bị giam cầm tuổi xuân để phục vụ cho tầng lớp vua chúa, nếu xem xét toàn bộ tác phẩm, ta sẽ thấy rằng “Cung oán ngâm khúc” là tiếng lòng của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, một trí thức quý tộc phải đối mặt với thời loạn lạc. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khía cạnh này của tác phẩm trong buổi Read&Chat số 21. 

Từ khía cạnh này, nhà văn Hà Thủy Nguyên đã viết nên tập tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” kể về cuộc đời của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều và tái tạo lại quá trình ông sáng tạo nên “Cung oán ngâm khúc”. Nhà văn Hà Thủy Nguyên sẽ là Đại diện chuyên môn trong cuộc thảo luận này. 

Tại cuộc thảo luận, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

  • Những tư liệu về cuộc đời của Nguyễn Gia Thiều
  • So sánh cuộc đời thật của ông và những ẩn ngữ đằng sau “Cung oán ngâm khúc”
  • Các bài thơ Cung Oán khác của Nguyễn Gia Thiều

THÔNG TIN SỰ KIỆN

Dẫn dắt: Lê Ái

Đại diện chuyên môn: Nhà văn Hà Thủy Nguyên

Thời gian: 21h00 tối thứ Sáu 3 tháng 2 năm 2023

Hình thức: Chat tại group facebook Book Hunter Read&Chat

Đăng ký: Điền thông tin theo form bên dưới. Đối với những bạn đã có account tại web bookhunterlyceum.org, chỉ cần nhấn nút Đăng Ký. 

Tìm hiểu thêm về tiểu thuyết "Thiên Địa Phong Trần"

Xuất bản Tiểu thuyết dã sử THIÊN ĐỊA PHONG TRẦN (Tập 1&2) của nhà văn Hà Thủy Nguyên về những biến động chính trị và văn hóa thời Lê Mạt

Trong số các con em quý tộc, Nguyễn Gia Thiều được chúa Trịnh Doanh (cha của Trịnh Sâm) rất yêu mến vì tài hoa xuất chúng, đưa vào phủ chúa để học cùng các con của mình.

Năm 18 tuổi, ông giữ chức Hiệu úy quản Trung mã tả đội, sau đó thăng dần lên làm chỉ huy Thiêm sự tức Đô chỉ huy sứ, chuyên trách cai quản quân sự tại kinh thành.

Năm 1782, ông được thăng làm Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa – một khu vực phức tạp và thường xuyên đương đầu với các cuộc tấn công của quân Thanh; đồng thời nhận sắc phong Ôn Như Hầu.

Năm 1786, khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt Trịnh, Nguyễn Gia Thiều đưa ra đình lánh đến Hưng Hóa. 1789, Tây Sơn đại thắng, cướp ngôi của nhà Lê, Quang Trung mong muốn thu phục Nguyễn Gia Thiều nhưng ông đã cáo bệnh từ chối.

Read More »