0
Nghệ Thuật Chăm Pa Nghiên Cứu Kiến Trúc Và Điêu Khắc Đền Tháp – Trần Kỳ Phương
209.000₫
Thông tin cơ bản:
– Số trang: 400
– Khổ: 16 x 24 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Trần Kỳ Phưong
– Đơn vị xuất bản: NXB Khoa học Xã hội
– Phát hành: 2021
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Description
Trên tay bạn là một cuốn sách quý, “Nghệ thuật Champa: Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền-tháp” của Trần Kỳ Phương, nhà nghiên cứu Champa tâm huyết và kỳ cựu, thành viên Viện Phan Châu Trinh (Hội An). Sách tập họp 11 nghiên cứu của tác giả, nói chung đều ngắn nhưng đọc kỹ mới thấy hóa ra đều thất công phu và sâu sắc, thậm chí có bài có thể được coi như một luận văn độc lập, tổng kết súc tích mà sáng sủa, khá hoàn chỉnh những tìm tòi, thảo luận phong phú và đa dạng về một đề tài quan trọng và phức tạp, đồng thời lại đưa thêm ra những ý kiến đề xuất, tranh luận độc lập của tác giả, do dựa trên những suy nghiệm lâu dài và đặc biệt dựa trên những tư liệu phong phú có được từ nhiều cuộc điền dã sâu, công phu, chăm chú. Nhiều đề xuất do vậy có tính thuyết phục cao, có thể coi là những đóng góp mới có giá trị cho những đề tài đang tranh cãi hoặc thậm chí đã được coi là xong.
Tên sách như đã thấy là nói về đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền-tháp Champa, song để làm được điều này, Trần Kỳ Phương đã đặt đối tượng nghiên cứu của mình trong cả một hệ thống các mối quan hệ nhiều mặt địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế, giao thương… trong thời gian và trong không gian rộng lớn hơn rất nhiều, bao gồm không chỉ Đông Dương, Đông Nam Á, mà đến cả Đông Á, Nam Á, và không ít khi đến tận Ả Rập. Là một nhà khoa học thật sự, bằng con mắt và đam mê quan sát đến từng vật thể tưởng chừng rất quen thuộc và thông thường, nhiều lần anh dắt người đọc đến những phát hiện bất ngờ mà rất quan trọng, chẳng hạn như từ vai trò của chiếc ché hay của lá trầu… mà lần ra những con đường đi của cư dân (các) vương quốc Champa [chú ý: bao giờ Trần Kỳ Phương cũng viết (các) vương quốc Champa chứ không phải vương quốc Champa từ vùng ven biển Nam Trung Bộ len lỏi đến vùng các sắc tộc Tây nguyên, và xa, rất xa hơn nữa, tạo nên những mối quan hệ giữa người với người đa dạng, phức tạp đến không ngờ, và để lại trên những nẻo đường ấy dấu vết văn hóa không chỉ tinh thần mà cả vật chất của họ: những ngôi tháp Chàm trong rừng sâu, mãi đến gần đây thỉnh thoảng mới được phát hiện ra, và hầu như chắc chắn vẫn còn ẩn khuất đầu đó chưa phát hiện được….
Cuốn sách nhỏ và súc tích này do vậy là một cuốn sách đầy gợi mở. Trần Kỳ Phương là một nhà Champa học luôn còn muốn đi tìm. Có một số điều anh nghĩ là đã tìm thấy và khẳng định, có những điều trước đây anh đã khẳng định này thấy cần nghĩ lại, xác định lại. Cũng có những ý tưởng nảy sinh anh còn cố đeo đuổi để có thể đi đến khẳng địn Chẳng hạn về việc giao thương giữa cư dân vùng ven biển người Chàm trước đây hay người Việt về sau này, lâu ” vẫn được coi chủ thể là những người ở vùng duyên hải động thu hút hàng lâm thổ sản của cư dân các sắc tộc miền núi, thường theo các dòng sông lớn đổ về các thị cảng ven biển… Trần Kỳ Phương, qua những quan sát chăm chú trong các chuyến điền dã công phu của mình, đã nghĩ rằng sự thực không chỉ có thế. Cư dân các sắc tộc ở miền núi còn chủ động tổ chức thị trường riêng của mình, đưa hàng hóa của họ, nhiều khi không phải theo các dòng sông mà đi đường bộ, về các hướng Tây. Nên chú ý: sườn phía đông Tây Nguyên dốc đứng, còn sườn phía tây lại thoai thoải khá bằng phẳng xuôi về sông Mekong..
Đọc cuốn sách này của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương do vậy thường không bị nặng cảm giác khô khan. Mà là cảm giác được đi theo một người đang say mê đi tìm và thân mật tâm sự với ta về cuộc hành trình lắm khi nhọc nhằn mà hấp dẫn và thú vị của anh.
Viên Phan Châu Trinh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chủ Tịch Hội Đồng Viện
Nguyên Ngọc
Tháng 12 – 2019
Reviews
There are no reviews yet.