Giáo dục phổ thông miền Nam (1954 – 1975) – Ngô Minh Oanh (chủ biên)

115.000

Thông tin cơ bản:
– Số trang: 384
– Khổ: 15 x 23 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Ngô Minh Oanh (chủ biên), Hồ Sỹ Anh, Nguyễn Ngọc Tài, Nguyễn Thị Phú
– Đơn vị xuất bản: NXB Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh
– Phát hành: 2019

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Description

Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến lâu đời, nền giáo dục nước nhà có nhiều thành tựu, đào tạo ra nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Với điều kiện lịch sử đặc thù đó, ở hai miền cũng có hai hệ thống giáo dục khác nhau. Ở miền Bắc xây dựng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, còn ở miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã xây dựng một nền giáo dục khác, được tiến hành trong điều kiện chiến tranh, dưới sự tổ chức và quản lý của một chính quyền lệ thuộc vào Mỹ, do đó, không thể không chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Mỹ.

Tuy nhiên, thời gian đầu, giáo dục miền Nam còn nhiều tàn dư của nền giáo dục Pháp về hệ thống trường lớp, chương trình, sách giáo khoa, nhưng chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã từng bước loại dần những ảnh hưởng của Pháp và nhanh chóng tiếp thu nền giáo dục của Mỹ từ mô hình, hệ thống giáo dục đến chương trình, sách giáo khoa, nội dung và phương pháp giáo dục. Một nền giáo dục dưới sự điều hành, quản lý của một chính quyền lệ thuộc nên không tránh khỏi những hạn chế. Dù vậy, nền giáo dục miền Nam cũng có những điểm tích cực riêng của nó.

Giáo dục phổ thông miền Nam (1954-1975) do NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành, giới thiệu với bạn đọc về nền giáo dục miền Nam 1954-1975, như là một tài liệu tham khảo cho những ai làm giáo dục có thể đúc rút, vận dụng những mặt tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay, đồng thời thấy được những mặt hạn chế của nền giáo dục này để tránh.

Nội dung sách gồm 5 chương:

            Chương 1: Tổng quan về giáo dục miền Nam. Gồm bối cảnh ra đời, mục tiêu giáo dục, hệ thống giáo dục, các loại hình trường học, hệ thống giáo dục miền Nam trước và sau năm 1970,…

            Chương 2: Chương trình giáo dục phổ thông miền Nam. Khái quát chương trình giáo dục phổ thông miền Nam; chương trình tiểu học, trung học, Trung học tổng hợp, Trung học kỹ thuật, Trung học Nông Lâm Súc, dạy học tích hợp và dạy học phân hoá trong chương trình giáo dục phổ thông miền Nam.

            Chương 3Đội ngũ giáo viên và hoạt động quản trị giáo dục. giới thiệu về công tác đào tạo, tuyển dụng, chế độ đối với giáo viên và hoạt động quản trị giáo dục ở miền Nam.

            Chương 4Hoạt động khảo thí và thanh tra trường học.

Chương 5Một số nhận xét về giáo dục phổ thông miền Nam và đề xuất đổi mới giáo dục hiện nay.

Ngoài ra, còn có phần phụ lục 1; phụ lục 2; phụ lục 3 và tài liệu tham khảo.

Qua đó, chúng ta thấy được nền giáo dục miền Nam sau năm 1970 đã có những thay đổi theo hướng ngày càng gần với nền giáo dục theo tinh thần đại chúng và thực dụng của Mỹ. Chương trình dạy học đã chú ý đến việc phát triển năng lực và sở thích của học sinh. Đồng thời, giảm dần các môn bắt buộc và tăng dần các môn tự chọn. Biên soạn chương trình giáo khoa theo hướng tích hợp, và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hoá các mô hình trường lớp, phát triển mạnh hệ thống trường tư… Chúng ta nhìn nhận những di sản của quá khứ, để thấy được những hạn chế và tích cực của nền giáo dục trước đây, để “gạn đục, khơi trong” làm phong phú thêm những kinh nghiệm về giáo dục cho những người làm giáo dục. Họ vừa phải thận trọng, với một tinh thần khách quan, hiểu biết để đúc rút được những điều thật sự hữu ích nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển – đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục – đào tạo của nước nhà hiện nay.

Để hiểu rõ hơn về nền giáo dục phổ thông ở miền Nam, mời các bạn tìm đọc quyển Giáo dục phổ thông miền Nam (1954-1975) do Ngô Minh Oanh chủ biên.

Thông tin đang cập nhật...

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Giáo dục phổ thông miền Nam (1954 – 1975) – Ngô Minh Oanh (chủ biên)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *