0
Đốc tờ Héraclius Gloss – Maupassant
72.000₫
Thông tin cơ bản:
– Số trang: 108
– Khổ: 13,5 x 18,4 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Maupassant
– Dịch giả: Toàn Anh
– Đơn vị xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
– Phát hành: 2023
Out of stock
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Description
Đốc tờ Héraclius Gloss, truyện ngắn cuối cùng của Guy de Maupassant, được xuất bản sau khi ông qua đời vào năm 1921, trên thực tế là một trong những văn bản đầu tiên của ông, được ông viết khi còn trẻ vào năm 1875.
Truyện ngắn khám phá những mâu thuẫn trong danh tính của một người đàn ông, một đốc tờ có lĩnh vực chuyên môn là gì thì không ai biết. Ông có xu hướng nhập nhằng căn tính của mình với tính cách vĩ đại của những bậc thầy trong sách vở.
Trên tất cả, đốc tờ Héraclius Gloss bị cuốn hút bởi thuyết luân hồi, sau khi khám phá ra một văn bản cổ, nằm trong tiệm sách ở ngõ Bồ Câu Già, với tiêu đề dị thường:
MƯỜI TÁM LẦN CHUYỂN KIẾP CỦA TÔI
CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG TỒN TẠI CỦA TÔI
TỪ NĂM 184
THUỘC KỶ GỌI LÀ KI-TÔ
Đốc tờ lập tức dành mọi niềm say mê của mình vào việc nghiên cứu văn bản này. Kết quả là ông tự cho mình hiện diện như một trạm thân thể nối giữa sự sống và cái chết, kết hợp vào giọng nói của chính mình những bóng ma và giọng nói của những người đi trước ông – có lẽ cũng như chính Maupassant đã kết hợp chúng vào tác phẩm của chính mình.
Đốc tờ đọc, không giống như nhiều người đọc, một cách rất say mê, và tận tình tiếp thu kiến thức sách vở, đến mức danh tính riêng của đốc tờ đã thoát khỏi ông ta, bị cuốn trôi bởi làn sóng của sự đồng cảm quá mức. Cơ thể con người của đốc tờ Gloss là một cơ thể không chỉ bằng xương và máu, mà còn – và có lẽ phần lớn – là cơ thể của những văn bản, của “giấy cũ”:
Khi đốc tờ Héraclius về đến nhà, buổi tối, thông thường ông béo hơn nhiều so với lúc đi. Ấy là bởi mọi túi quần túi áo của ông, và ông có mười tám túi cả thảy, nhét đầy những quyển sách triết học cổ, mà ông vừa mua ở ngõ Bồ Câu Già; và ông hiệu trưởng ranh mãnh bảo, nếu có nhà hóa học nào phân tích ông vào thời điểm đó, chắc hẳn ông ta sẽ thấy rằng giấy cũ chiếm hai phần ba cấu tạo của đốc tờ.
Khi màn đêm buông xuống, đốc tờ Gloss đào sâu vào những cuốn sách của mình và nghiên cứu chúng một cách chăm chỉ với hy vọng tiết lộ những bí ẩn về số phận con người, khoa học và thơ ca, vật chất và triết học.
Một cảnh tượng mới lạ thường làm sao cho người nào, lúc ấy, nhìn được vào suy nghĩ của đốc tờ!!… Cuộc diễu gớm ghiếc của các Vị Thần trái ngược nhau nhất và các tín ngưỡng tản mát nhất, sự giao nhau đầy huyền ảo của những học thuyết cùng giả thuyết. Ấy giống như một đấu trường nơi mọi triết học lao sầm vào nhau trong một cuộc thi thố khổng lồ. Ông trộn, ông nối, ông hòa thuyết duy linh phương Đông cũ kỹ vào với vật chất luận Đức, đạo đức của các Tông Đồ với đạo đức của Épicure. Ông thử các kết hợp những học thuyết giống người ta thử, trong phòng thí nghiệm, các kết hợp hóa học, nhưng chẳng bao giờ thấy sôi lên trên bề mặt cái sự thật được mong muốn nhường kia – và ngài hiệu trưởng bạn tốt của ông ủng hộ rằng sự thật triết học vĩnh viễn được trông chờ đó thì rất giống một hòn đá triết học… ngáng đường.
Vị đốc tờ mọt sách phải đối mặt với mối nguy hiểm được mô tả bởi Plato: đọc và viết là dược phẩm, là thuốc trị, cũng là thuốc độc; chúng cho phép ta tiếp cận kiến thức, nhưng cái giá phải trả là sự biến đổi ký ức và danh tính của một người, và đôi khi đến mức đánh mất lý trí.
Bằng cách đọc nhiều cuốn sách trong quá khứ, đốc tờ Gloss đọc chính mình. Cơ thể của văn bản trở thành cơ thể của chính ông: ông tiêu thụ văn bản của tác giả, và trở thành văn bản và tác giả. Thông qua sách vở, đốc tờ hy vọng có thể tự đọc chính mình và tự viết chính mình, tìm và định nghĩa chính mình, tạo nên chính mình.
Người ta thật có lý, bạn ơi, khi bảo sự thật thì ở dưới một cái giếng… Những cái xô cứ liên tiếp được thả xuống để vớt nó nhưng lúc nào cũng chỉ có thể lấy lên được nước lã…
Reviews
There are no reviews yet.