0
Cây cao su ở Việt Nam – dưới góc nhìn Lịch sử – Sinh thái (1897 – 1975) – Michitake Aso
285.000₫
Thông tin cơ bản:
– Số trang: 594
– Khổ: 16 x 24 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Michitake Aso
– Dịch giả: Hải Thanh, Minh Quân, Khánh Tâm
– Đơn vị xuất bản: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
– Phát hành: 2023
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Description
Kể từ cuối thế kỷ XIX khi được trồng thử nghiệm thành công cho đến ngày nay, cây cao su đã gắn bó mật thiết, trở thành một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Từ thành công bước đầu ở các vườn bách thảo và trạm thực nghiệm, cây cao su đã được trồng rộng khắp ở nhiều nơi thuộc vùng Đông Nam Bộ, kể cả ở đảo Phú Quốc. Dưới tán rừng cao su, những đồn điền được thành lập, đội ngũ công nhân cao su được hình thành và ngày càng lớn mạnh.
Dưới bóng mát của cây cao su, bao nhiêu phận đời, bao nhiêu sự kiện, biến cố đã xảy ra. Không những thế, cây cao su còn “phủ bóng” lên đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở bên ngoài phạm vi các đồn điền, góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ.
Trong những thập niên vừa qua, đã có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu về cây cao su ở Việt Nam. Những ấn phẩm này chủ yếu tập trung vào sự thành lập và cơ chế vận hành đầy tai tiếng của các đồn điền cao su cùng nguồn lợi nhuận khổng lồ mà tư bản Pháp đã thu được từ đây, về đời sống cơ cực và những phong trào đấu tranh của công nhân cao su trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ… Những thông tin mang tính khoa học về nghiên cứu, trồng và khai thác cây cao su, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, mối liên hệ giữa ngành cao su Việt Nam với quốc tế… cũng được đề cập rải rác ở một số sách báo, trong đó, tiêu biểu là cuốn 100 năm cao su ở Việt Nam của tác giả Đặng Văn Vinh.
Cuốn sách Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử – Sinh thái (1897 – 1975) mà bạn đọc đang cầm trên tay có cách tiếp cận khác. Trong ấn phẩm này, tác giả Michitake Aso đã xem xét cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử gắn liền với Sinh thái học. Trong đó, cây cao su, với tư cách là một giống thực vật ngoại lai, khi được du nhập và trồng trên diện rộng ở Việt Nam đã chịu tác động của những điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, lao động, sức khỏe, điều kiện kinh tế, quan niệm chính trị… của nước ta. Ở chiều ngược lại, khi được trồng thành công ở Việt Nam, cây cao su đã tạo ra những biến đổi sâu sắc về môi trường tự nhiên, đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… và có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chiến sự trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, tác động sâu sắc đến đời sống và phong trào đấu tranh của công nhân ở các đồn điền cao su nước ta. Cuốn sách đã cho thấy rõ tác động qua lại giữa cây cao su và môi trường nơi nó sinh sống, đời sống của cây cao su xoắn bện với đời sống của con người, sự phát triển của cây cao su gắn chặt với từng chặng đường phát triển của lịch sử Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này, Tiến sĩ Michitake Aso đã có nhiều chuyến đi tới văn khố Việt Nam, Pháp, Mỹ, Campuchia… gặp gỡ với các chuyên gia về cao su, phỏng vấn trực tiếp những cựu công nhân từng làm việc trong các đồn điền trước và sau năm 1945… để có được nguồn tài liệu tham khảo vô cùng phong phú. Ông đã sử dụng tri thức khoa học liên ngành, có thể kể đến như địa chất học, địa lý học, nhân chủng học, chính trị học, kinh tế học, y học… để làm rõ mối tác động qua lại giữa cây cao su và mọi mặt đời sống ở Việt Nam. Vốn tri thức và nguồn tài liệu phong phú mà tác giả sử dụng đã góp phần quan trọng làm nên thành công của tác phẩm. Cuốn sách được trao Giải thưởng Henry A. Wallace vào năm 2018 của Hội Lịch sử Nông nghiệp (Mỹ) và Giải thưởng Charles A. Weyerhaeuser vào năm 2019 của Hội Lịch sử Rừng (Mỹ).
Reviews
There are no reviews yet.