0
Bàn về linh hồn (Peri Psychēs) – Aristotle
110.000₫
Bàn về linh hồn dày 244 trang khổ 10X18 cm
Nằm trong Tủ sách Siêu Hình
Được cấp phép bởi NXB Đà Nẵng
Giá sách: 110.000đ
Phí ship: 25.000 VNĐ (Nội thành hà Nội) – 35.000 VNĐ (Toàn quốc)
Chính thức phát hành: 1 tháng 3 năm 2023, Tái bản 2024
Người dịch: Lan Anh; Hiệu đính: Lê Duy Nam
Giá đã bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Mô tả
“Bàn Về Linh Hồn” của Aristotle luận giải sự quan hệ mật thiết giữa linh hồn và cơ thể, trái với quan niệm cho rằng linh hồn tách bạch với cơ thể hay linh hồn điều khiển cơ thể. Aristotle cho rằng linh hồn và vật chất có mối quan hệ tương quan với nhau, hay có thể nói là linh hồn sao thì hình thể vậy và ngược lại. Quan điểm của Aristotle cũng khác nhiều so với Plato, người cho rằng linh hồn bất tử và chỉ có 3 chức năng. Aristotle phân loại nhiều chức năng hơn và linh hồn cũng mất đi khi thể xác không còn tồn tại nữa.
Aristotle thực hiện một sự phân loại các khía cạnh biểu hiện khác nhau của linh hồn bao gồm các giác quan, tâm trí, ý niệm, trí tuệ… và cách linh hồn tương tác với cuộc sống.
Đây là một tác phẩm quan trọng cung cấp sự hiểu biết toàn diện về bản chất của linh hồn và mối quan hệ của nó với thể xác. Đến nay, cuốn sách này vẫn là một tác phẩm quan trọng trong lịch sử triết học và tâm lý học phương Tây.
Mục lục
Quyển I – Giới thiệu tổng quan
Chương 1 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu linh hồn
Chương 2 – Các lý thuyết đã có về bản nhiên của linh hồn
Chương 3 – Linh hồn có biến dịch?
Chương 4 – Linh hồn là hài hòa hay lệch lạc ở một tỷ lệ?
Chương 5 – Phê bình lý thuyết của Xenocrates
Quyển II – Đi tìm định nghĩa chính xác
Chương 1 – Định nghĩa linh hồn
Chương 2 – Định nghĩa đúng về linh hồn
Chương 3 – Mọi sinh vật sống không sở hữu toàn bộ năng lực
Chương 4 – Phương pháp truy vấn
Chương 5 – Tổng quan về cảm giác
Chương 6 – Đối tượng của giác quan
Chương 7 – Thị giác
Chương 8 – Điều kiện để âm thanh có thể được nghe thấy
Chương 9 – Khứu giác
Chương 10 – Vị giác và Xúc giác không cần kênh truyền dẫn
Chương 11 – Xúc giác
Chương 12 – Định nghĩa cảm giác
Quyển III – Giác quan và hơn thế nữa
Chương 1 – Chỉ có năm giác quan
Chương 2 – Làm sao ta biết được cái ta nhìn
Chương 3 – Liên hệ giữa cảm giác và ý nghĩ
Chương 4 – Cảm xúc và ý nghĩ không tương tự nhau
Chương 5 – Tâm trí chủ động và bị động
Chương 6 – Ý niệm đơn lẻ và phức hợp
Chương 7 – Trí tuệ thực hành trong thực tế
Chương 8 – Tóm lược
Chương 9 – Liên hệ giữa linh hồn và biến dịch
Chương 10 – Nguyên cứ biến dịch
Chương 11 – Biến dịch có thể xảy ra ở sinh vật cấp thấp hơn như thế nào
Chương 12 – Linh hồn và cuộc sống
Chương 13 – Xúc giác là giác quan cơ bản và không thể thay thế của linh hồn
Đây là một tác phẩm quan trọng cung cấp sự hiểu biết toàn diện về bản chất của linh hồn và mối quan hệ của nó với thể xác. Đến nay, cuốn sách này vẫn là một tác phẩm quan trọng trong lịch sử triết học và tâm lý học phương Tây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.