03/06/2024

Ra mắt: “Toàn thể biến dịch của cuộc sống là học tập” của J. Krishnamurti

Với mong muốn duy trì liên lạc với các trường học ở Ấn Độ, Anh và Mỹ, J. Krishnamurti đã quyết định cứ hai tuần một lần, ông sẽ viết thư gửi cho các trường này. Thay vì viết riêng lẻ cho từng trường, ông muốn viết về tinh thần chung mà các trường cần có và gửi đến tất cả những ai chịu trách nhiệm vận hành chúng. Qua từng lá thư, Krishnamurti chia sẻ quan điểm của mình về giáo dục toàn diện, nhấn mạnh rằng việc học tập không chỉ là tích lũy kiến thức mà còn phải bao gồm sự phát triển toàn diện về tâm trí và tinh thần, giúp cả học sinh và nhà giáo dục phát triển một cách tự nhiên. Nếu không, giáo dục sẽ chỉ trở thành một quá trình máy móc hướng đến việc đạt được nghề nghiệp hay công việc chuyên môn.

Ông đề cập đến tầm quan trọng của sự tự do trong giáo dục, cho rằng điều thiện và trí thông minh chỉ có thể phát triển trong một môi trường không có sự ép buộc và sợ hãi. Những lá thư cũng nhấn mạnh vai trò của sự thanh nhàn trong quá trình học tập, nơi mà tâm trí không bị áp lực bởi những lo toan thường nhật, qua đó mới có thể thực sự hiểu biết và phát triển. Ngoài ra, ông cũng bàn về trách nhiệm đối với bản thân và toàn nhân loại, khẳng định rằng mỗi người đều là một phần của toàn thể nhân loại và có trách nhiệm đối với nhau. Krishnamurti khuyến khích giáo dục phải giúp con người hiểu biết sâu sắc về bản thân và thế giới, vượt qua nỗi sợ hãi và phát triển tình yêu thương.

Tiếp nối Trường học không sợ hãiKiến giải về giáo dục, Book Hunter xin giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm bàn về giáo dục thứ ba của Krishnamurti do chúng tôi xuất bản – TOÀN THỂ BIẾN DỊCH CỦA CUỘC SỐNG LÀ HỌC TẬP. Đây là tập hợp 72 lá thư chứa đựng những triết lý sâu sắc về giáo dục và cuộc sống của J. Krishnamurti. Những lá thư này được viết với sự nghiêm túc và yêu cầu người đọc cũng phải đón nhận chúng một cách nghiêm túc. Krishnamurti mong muốn người đọc dành thời gian để thực sự hiểu và sống với những gì được viết, tương tự như việc quan sát và tìm hiểu vẻ đẹp của một bông hoa. Những lá thư này cần được tìm hiểu với sự chăm chú và lòng cầu thị, để trở thành một phần của chính người đọc.

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủ: TOÀN THỂ BIẾN DỊCH CỦA CUỘC SỐNG LÀ HỌC TẬP – Những lá thư J. Krishnamurti gửi các trường học của ông

Tác giả: J. Krishnamurti

Dịch giả: Quách Trọng

Lĩnh vực: Giáo dục

Tủ sách: Lyceum

Số trang: 334

Cỡ sách: 12×20.5cm

Tình trạng bìa: Bìa mềm

Lượt in: Lần đầu

Cấp phép: NXB Phụ nữ Việt Nam

Ngày phát hành: 15/6/2023

GIÁ BÁN: 250.000 VNĐ

Đặt mua TOÀN THỂ BIẾN DỊCH CỦA CUỘC SỐNG LÀ HỌC TẬP của J. Krishnamurti với mức giá ưu đãi 20%

Nhân dịp ra mắt TOÀN THỂ BIẾN DỊCH CỦA CUỘC SỐNG LÀ HỌC TẬP, Book Hunter có chương trình:

ƯU ĐÃI 20% CHO TẤT CẢ CÁC ĐƠN HÀNG ĐẶT MUA “TOÀN THỂ BIẾN DỊCH CỦA CUỘC SỐNG LÀ HỌC TẬP” & 25% CHO CÁC ĐƠN HÀNG ĐẶT MUA BỘ 3 TÁC PHẨM BÀN VỀ GIÁO DỤC CỦA J. KRISHNAMURTI

Chương trình chỉ diễn ra trong tháng 6/2024, vui lòng tham khảo thêm & đặt mua bằng cách:

– Đặt mua trực tiếp tại website Book Hunter qua link sản phẩm được gắn sau đây

– Liên hệ qua fanpage chính thức của Book Hunter

– Liên hệ qua Hotline/Zalo 0964491749.

(Lưu ý: Các đơn đặt hàng sẽ được gửi đi sau ngày 15/6/2024)

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU

Lá thư 1. GIÁO DỤC TOÀN DIỆN – Trường học phải dưỡng dục con người toàn diện
Lá thư 2. ĐIỀU THIỆN – Tự do là điều thiết yếu làm nên vẻ đẹp của điều thiện
Lá thư 3. THANH NHÀN – Chỉ khi lúc thanh nhàn, tâm trí mới học được
Lá thư 4. NỖI SỢ – Điều thiện không thể triển nở trong sợ hãi
Lá thư 5. KIẾN THỨC – Có kiến thức không có nghĩa là có được trí thông minh
Lá thư 6. TRÁCH NHIỆM – Một người chính là toàn thể nhân loại
Lá thư 7. HỌC TẬP – Toàn thể biến dịch của cuộc sống là học tập
Lá thư 8. SỰ THAY ĐỔI TRIỆT ĐỂ – Giáo dục là sự vun trồng tinh thần trách nhiệm 
Lá thư 9. SỰ TẬN TUỴ – Tự do khỏi những bận tâm cho bản thân sẽ giúp có được năng lượng dồi dào
Lá thư 10. SỰ AN TÂM – Trường học là nhà của học sinh
Lá thư 11. SỰ SO SÁNH – Bắt chước sẽ hủy hoại tâm trí
Lá thư 12. VẾT THƯƠNG TÂM LÝ – Giáo dục là giải thoát tâm trí khỏi năng lượng giới hạn của cái “tôi”
Lá thư 13. THÓI QUEN – Thói quen khiến tâm trí không còn nhạy bén 
Lá thư 14. CÁI ĐẸP – Sự chuyển động của ý nghĩ không phải là cái đẹp
Lá thư 15. KHẢ NĂNG – Khả năng bị giới hạn bởi những ham muốn 
Lá thư 16. SỰ THẤU SUỐT VÀ LÒNG CHÂN THẬT – Đâu là ham muốn hay ý nghĩ chân thật, và đâu thì không phải?
Lá thư 17. HAM MUỐN VÀ SỰ HỖN LOẠN – Các giác quan có thể hoạt động tốt nhất khi không có ham muốn không? 
Lá thư 18. SỰ CHÍNH TRỰC – Khi không còn đo đếm thì mới có được tính toàn thể
Lá thư 19. CÁC VẤN ĐỀ – Các vấn đề thể lý và tâm lý làm tiêu phí năng lượng của chúng ta 
Lá thư 20. ĐỊA VỊ – Ích kỷ là vấn đề cốt lõi của cuộc sống
Lá thư 21. SỰ NHẠY BÉN – Trí thông minh của cơ thể sẽ gìn giữ sự sung mãn của nó
Lá thư 22. QUY NGÃ – Ý nghĩ là cội rễ của mọi khổ đau và mọi điều xấu xa
Lá thư 23. NGHỆ THUẬT SỐNG – Các mối quan hệ chính là nghệ thuật sống 
Lá thư 24. NGÔN TỪ – Ngôn từ cản trở sự nhận biết thật sự
Lá thư 25. TRÍ TUỆ – Hãy học từ cuốn sách ghi lại câu chuyện của chính bạn
Lá thư 26. BẠO LỰC – So sánh là một trong nhiều khía cạnh của bạo lực
Lá thư 27. CÁC GIÁ TRỊ – Hãy sống minh bạch, đây không phải là một giá trị 
Lá thư 28. CÁC TRUNG TÂM HỌC VẤN – Những nơi này tồn tại là để soi sáng cho nhân loại 
Lá thư 29. SỰ TỒN VONG CỦA NHÂN LOẠI – Khao khát được tách biệt chính là nguồn cơn gây hủy hoại 
Lá thư 30. SỰ CỘNG TÁC – Sự cộng tác đòi hỏi sự chân thật thực sự 
Lá thư 31. TRÍ THÔNG MINH – Bản chất thực sự của trí thông minh là nhạy cảm, tức là tình yêu 
Lá thư 32. CHUYỂN ĐỘNG CỦA Ý NGHĨ – Ý nghĩ thì vụ lợi và phá hủy
Lá thư 33. BIẾT MÌNH – Các bạn phải tốt đẹp vì các bạn chính là tương lai 
Lá thư 34. SỰ YÊU MẾN – Khi các bạn quan tâm người khác thì bạo lực dù dưới hình thức nào đều sẽ không còn nơi các bạn 
Lá thư 35. NHÌN VÀO THỰC TẾ – Con người vẫn hay sống với các ý tưởng và niềm tin vốn chẳng liên hệ gì đến cuộc sống thường ngày 
Lá thư 36. THƯỞNG VÀ PHẠT – Hành động dựa trên thưởng phạt sẽ dẫn đến xung đột 

Lá thư 37. GIAO TIẾP – Giao tiếp là học hỏi lẫn nhau
Lá thư 38. TỰ GIÁO DỤC – Để học biết về các hình ảnh, chúng ta phải có sự tự nhận thức
Lá thư 39. HIỆU QUẢ – Hiệu quả tự nó không phải là mục đích 
Lá thư 40. NGHĨ CÙNG NHAU – Tự do là bản chất của việc nghĩ cùng nhau
Lá thư 41. CHÚ TÂM – Nhận thức mang lại sự tinh tế và rõ ràng trong tâm trí 
Lá thư 42. GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI – Cuộc sống là sự biến dịch của những đau đớn và đôi khi mới được hạnh phúc, có phải vậy không? 
Lá thư 43. SỰ BAO LA CỦA CUỘC SỐNG – Sự biến dịch của các tầng trời, trái đất, và của sự hiện hữu của nhân loại, là không thể tách rời nhau
Lá thư 44. NHẬN BIẾT – Chú tâm hàm ý một nguồn năng lượng dồi dào
Lá thư 45. GIÁO VIÊN – Giáo viên phải quan tâm sâu sắc đến việc giúp nhân loại được triển nở 
Lá thư 46. TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG – Nếu không đặt trọng tâm nơi cái tôi, thì ta sẽ có được vẻ đẹp và sức mạnh phi thường 
Lá thư 47. Ý ĐỊNH – Ý định quan trọng nhất của chúng tôi là mang đến một con người tự do 
Lá thư 48. SỰ CAM KẾT – Thiểu số phải đối xử với đa số như thế nào? 
Lá thư 49. TẦM NHÌN – Lý tưởng sinh ra xung đột 
Lá thư 50. CHỌN LỰA – Tự do thì không có cái đối nghịch với nó 
Lá thư 51. GIỚI HẠN CỦA KIẾN THỨC – Ta không học từ chiến tranh nhưng vẫn không ngừng hành xử hung bạo và đầy thú tính 
Lá thư 52. SỰ KHIÊM NHƯỜNG – Khiêm nhường là bản chất của tình yêu và trí thông minh; không phải là một thành tựu 
Lá thư 53. SỰ TẦM THƯỜNG – Năng lượng nào sẽ giúp ta thoát khỏi sự tầm thường? 
Lá thư 54. HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN – Nếu bạn làm thiên nhiên bị tổn thương, thì bạn cũng đang sát thương chính mình
Lá thư 55. CHỈ CÓ THỂ LÀ HỌC TẬP – Học tập mang lại bình đẳng giữa người với người 
Lá thư 56. TRUYỀN THỐNG – Nổi loạn chống lại quá khứ cũng chỉ tạo ra sự tuân thủ khác
Lá thư 57. VĂN HÓA – Văn hóa thực sự là một biến dịch trong tự do 
Lá thư 58. SỰ VÂNG LỜI – Sợ hãi dung dưỡng uy quyền
Lá thư 59. SỰ XUNG ĐỘT – Phân chia sinh ra xung đột 
Lá thư 60. LÀM VIỆC CÙNG NHAU – Giáo dục là phá vỡ các khuôn mẫu 
Lá thư 61. TRẬT TỰ – Tuân theo quá khứ chính là hỗn loạn
Lá thư 62. ĐẠO ĐỨC – Sự tuân thủ khước từ đức hạnh 
Lá thư 63. HÀNH ĐỘNG – Sống là hành động trong các mối quan hệ 
Lá thư 64. ĐỊNH KIẾN – Các mối quan hệ không thuộc về trí năng
Lá thư 65. MỘT NỀN GIÁO DỤC KHÁC – Bản chất của văn hóa là hòa hợp trọn vẹn 
Lá thư 66. TỰ DO CÓ NỀN TẢNG – Không có trách nhiệm thì cũng không có tự do
Lá thư 67. CÁC MỐI QUAN HỆ – Mối quan hệ chính là xã hội
Lá thư 68. UY QUYỀN – Tự do thì không có uy quyền 
Lá thư 69. SỰ ÉP BUỘC – Hãy học mà không cần ép buộc
Lá thư 70. KỶ LUẬT – Học hành là kỷ luật 
Lá thư 71. SỰ MINH MẪN – Tự do là sống minh mẫn giữa đời thường
Lá thư 72. TRẬT TỰ VÀ TỰ DO – Trật tự là hành động của cái mới, tức là trí thông minh
LỜI BẠT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *