0
Edgar Allan Poe (1809 – 1849) được biết tới ở Việt Nam như “ông tổ truyện kinh dị”, nhưng danh xưng này không thể hiện được sự vĩ đại của Poe. Trước khi Poe xuất hiện trên văn đàn Mỹ, nước Mỹ chưa từng có một tác giả lãng mạn nào đáng kể. Ông không chỉ là “ông tổ truyện kinh dị”, ông còn là cây bút hàng đầu thuộc trường phải Lãng Mạn U Ám (Dark Romanticism) của thế giới, và có ảnh hưởng lớn tới trường phái Tượng Trưng và Siêu Thực của văn học Pháp.
Tuy nhiên, đó vẫn là phần nổi của tảng băng chìm trong thế giới quan của Poe. Poe sống ở giai đoạn nền văn chương của Mỹ đang rất sơ khai khi bùng nổ các tác phẩm mở đầu các dòng văn chương; bùng nổ báo chí đăng tải văn chương với mục tiêu giải trí; không có các nhà phê bình công tâm và có chuyên môn. Poe đại diện cho một cây viết tâm huyết ở giữa xu hướng văn chương mang tính nghệ thuật và thứ văn chương đại chúng, mà trong đó truyện ngắn kinh dị của Poe phục vụ mục tiêu đại chúng nhiều hơn. Poe, không chỉ bằng các sáng tác truyện ngắn và thơ ca của mình, mà còn bằng các bài xã luận và phê bình, liên tục lên án lối văn chương thực dụng tại Mỹ lúc bấy giờ, và đề xướng chủ nghĩa thẩm mỹ thuần túy. Ông cũng đề xuất một nền văn chương không phục vụ các lợi ích chính trị, có chuyên môn sâu hơn, tự do hơn, đề cao sáng tạo hơn và ít tính lợi ích nhóm hơn. Khác với những gì người ta vẫn mường tượng về Poe, Poe chủ trương một hệ thống nghiêm túc với văn chương (ở thời của ông) thì cần giảm bớt tính “truyện” mà gia tăng tiểu luận và thơ.
Nhân dịp kỷ niệm 215 năm ngày sinh của Edgar Allan Poe (19/1/1809 – 19/1/2024), Book Hunter ra mắt tập tiểu luận “Linh tính và Lý trí” – tập hợp các bài phê bình phê phán lối văn chương và báo chí thực dụng tại Mỹ đương thời của Edgar Allan Poe. Các bài phê bình của Poe không chỉ có ý nghĩa với lịch sử văn học thế giới, mà còn là ngọn lửa soi rọi trong đêm tối tinh thần, làm lộ diện những lối tư duy và hệ tư tưởng cản trở tự do sáng tạo và nghệ thuật chân chính. Qua các bài phê bình của Poe, ta cũng nhận diện một Edgar Allan Poe lãng mạn nhưng không hề quay lưng trước hiện thực xã hội, mà luôn tìm cách phản ánh chân thực và biểu hiện thái độ rõ ràng.
Mục lục
- Nền văn học tạp chí của chúng ta
- Việc sáng tác tiểu thuyết Mỹ
- Linh tính và Lý trí – Con mèo mun
- Thư gửi ông B.
- Thơ ca Hoa Kỳ
- Exordium – Lời Mở Đầu
- Bàn về “Cửa tiệm kì dị cũ kỹ” của Charles Dickens
- Bình luận về “Những truyện kể hai lần” của Hawthorne
- Một quan điểm về giấc mơ
- Triết lý sáng tác
THÔNG SỐ SÁCH:
Tên đầy đủ: Linh tính và Lý trí – Các tiểu luận phê bình
Tác giả: Edgar Allan Poe
Dịch giả: Quách Trọng, Lê Ái, Nguyễn Hoàng Dương – Hiệu đính: Hà Thủy Nguyên
Lĩnh vực: Văn học Mỹ
Tủ sách: Ký Ức
Số trang: 188 trang
Cỡ sách: 12X20.5 cm
Tình trạng bìa: Mềm
Lượt in: Lần đầu
Cấp phép: NXB Đà Nẵng
Ngày phát hành: 19/1/2024
GIÁ BÁN: 110.000
Đặt mua LINH TÍNH & LÝ TRÍ của Edgar Allan Poe với mức giá ưu đãi 15%
Nhân dịp ra mắt LINH TÍNH & LÝ TRÍ – Các tiểu luận phê bình, Book Hunter có chương trình:
ƯU ĐÃI 15% CHO TẤT CẢ CÁC ĐƠN HÀNG ĐẶT MUA “LINH TÍNH & LÝ TRÍ” CỦA EDGAR ALLAN POE VÀ CÁC TÁC PHẨM KHÁC THUỘC TỦ SÁCH KÝ ỨC CỦA BOOK HUNTER
Chương trình kéo dài từ 12/1/2024 đến 31/1/2024, vui lòng tham khảo thêm & đặt mua tại link bên dưới.
(Lưu ý: Các đơn đặt hàng Linh tính và Lý trí sẽ được gửi đi sau khi sách phát hành vào ngày 19/1/2024)
-
-15%
Gallery và Bóng – Hà Thủy Nguyên
115.000₫Giá gốc là: 115.000₫.98.000₫Giá hiện tại là: 98.000₫. -
-15%
Thiên Địa Phong Trần (Tập 2: Nổi gió) – Hà Thủy Nguyên
210.000₫Giá gốc là: 210.000₫.178.000₫Giá hiện tại là: 178.000₫. -
-15%
Thiên Địa Phong Trần (Tập 1: Khúc Cung Oán) – Hà Thủy Nguyên (bản mới)
240.000₫Giá gốc là: 240.000₫.204.000₫Giá hiện tại là: 204.000₫. -
Bức họa Dorian Gray – Oscar Wilde
120.000₫ -
-15%
Đi săn mùa thu – Nhóm Book Hunter
85.000₫Giá gốc là: 85.000₫.72.000₫Giá hiện tại là: 72.000₫. -
-15%
Mùa dã cổ – Hà Thủy Nguyên
85.000₫Giá gốc là: 85.000₫.72.000₫Giá hiện tại là: 72.000₫. -
-15%
Nằm xem sao rụng – Hà Thủy Nguyên
250.000₫Giá gốc là: 250.000₫.212.000₫Giá hiện tại là: 212.000₫.
Trích dẫn hay của Edgar Allan Poe
Hàng trăm bài viết được chấp bút, được thúc đẩy không bởi điều gì khác, ngoài một tham vọng thấp hèn, và khi được xuất bản ra cho công chúng, các bài viết ấy gây hại nhiều hơn là tạo ra điều tốt. Thay vì cung cấp tri thức cho người trẻ, những bài viết lại “vỗ về, ru ngủ và cù lét”; thay vì truyền tải một nền luân lý lành mạnh, chúng lại khắc sâu thái độ thờ ơ với tất cả những gì có giá trị; thay vì giúp người nghèo vui sống với hoàn cảnh của mình, chúng lại vẽ vời sự xa hoa của thời trang và của cải, khiến cho cả trăm con tim phải quặn đau vì ảo mộng. Như vậy, loại văn học này không phải là một thiệt hại sao? Sự ảnh hưởng của nó lại không cần được kiểm xét sao? Chúng thực sự là như vậy đấy, nhưng cụ thể là thế nào? Người ngay thẳng và liêm khiết, người tin xu hướng văn học ấy là tệ hại, hãy để họ cẩn thận và liên tục kiềm hãm việc mua bán những quyển tạp chí ấn hành loại văn học ấy. Người ta có thể nói này nói nọ, nhưng tất cả đều vô ích; không một điều gì mang lại hiệu quả như mong muốn, ngoại trừ việc giữ lại những nguồn tài trợ cần thiết. Đối với những ai đã suy xét kỹ trước khi cho ấn hành loại văn học này, (nếu họ hài lòng với nó), hãy cứ để họ tận hưởng phần thưởng xứng hợp duy nhất, đó là sự tâng bốc của những kẻ ngốc, của những nam thanh nữ tú ngốc nghếch.
Trích tiểu luận "Nền văn học tạp chí của chúng ta"
Lòng tự ái và sự kiêu hãnh của con người sẽ luôn chối bỏ năng lực suy tư nơi thú vật, vì việc nhìn nhận năng lực ấy dường như sẽ làm suy giảm vị thế tối thượng đầy kiêu hãnh của con người; nhưng chính con người vẫn luôn vướng mắc trong nghịch lý của việc làm giảm giá trị bản năng chỉ còn là một năng lực thấp kém, dù trong một trăm trường hợp, vẫn phải thừa nhận tính ưu việt vô hạn của nó trên cả lý trí mà con người xem là của riêng mình.
Trích tiểu luận "Linh tính và Lý trí - Con mèo mun"
Theo đó, Bộ Ba của một người dường như về bản chất là hoàn toàn khác nhau: Thân xác thường ngủ, Tâm trí đôi khi ngủ, Linh hồn không bao giờ ngủ. Giờ đây bạn rất mong tôi giải thích, nếu Linh hồn không bao giờ ngủ thì vì sao chúng ta khi gặp thị kiến lại không bao giờ nhớ gì về nó lúc tỉnh dậy.
Trích tiểu luận "Một quan điểm về giấc mơ"
Về đội ngũ dịch & hiệu đính
Mặc dù là một tập tiểu luận nhỏ nhưng không hề đơn giản. Văn chương của Poe được viết bằng thứ ngôn ngữ cầu kỳ và sắc bén của tiếng Anh hàn lâm thế kỷ 19 với những hàm ý đa chiều, cùng với lượng kiến thức đồ sộ về thực tiễn văn chương và báo chí ở thời của ông. Văn phong này hoàn toàn khác với văn phong đại chúng được ông sử dụng trong các truyện ngắn của mình. Do đó, đội ngũ dịch đã mất nhiều thời gian để tra cứu, nắm bắt bối cảnh đồng thời trau chuốt ngôn từ.
XIn mời các bạn tìm hiểu thêm thông tin về đội ngũ dịch & hiệu đính.