01/03/2023

Thông báo phát hành: Chuyên đề Đọc & Kiến Tạo #2: NGUỒN YÊU

Thế nào là yêu?

Yêu không phải sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau, thay vào đó, tình yêu phải đến từ nội tại bản thân. Cảm xúc yêu cần nảy sinh từ trạng thái của chính con người để rồi tuôn trào ra ngoài. Bất kể cảm xúc ấy được chuyển hóa thành tình yêu dành cho một đối tượng nào đó khác hay dành cho chính mình, người đang yêu cũng sẽ ở trong trạng thái hoan lạc và hạnh phúc. Người đang yêu không quan tâm đến đối tượng có tồn tại hay không, mà chỉ đơn giản, yêu là yêu.

Mùa xuân là mùa yêu. Bởi lẽ ấy, trong số thứ 2 Chuyên đề Đọc & Kiến tạo sẽ được phát hành vào tháng Ba xuân này, nhóm tác giả trẻ của Book Hunter quyết định tập hợp các bài viết cùng chủ đề truy về NGUỒN YÊU để cùng hướng tới một cuộc sống yêu thương hơn và hoan lạc hơn trong từng khoảnh khắc. Chuyên đề hẳn sẽ gợi mở cho người đọc những góc nhìn đa chiều về yêu và tận hưởng hoan lạc thông qua lăng kính triết học, giáo dục, xã hội, văn hóa và văn chương.

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủ: Chuyên đề Đọc & Kiến Tạo #2: NGUỒN YÊU 

Tác giả: Hà Thủy Nguyên, Lê Duy Nam, Nguyễn Phương Mạnh, Nguyễn Hoàng Dương, Hữu Vi, Bùi Minh Hào (Chủ biên: Hà Thủy Nguyên)

Lĩnh vực: Triết học, Giáo dục, Xã hội, Văn hóa, Văn Chương

Chuyên đề Đọc & Kiến Tạo

Số trang: 160

Cỡ sách: 16x24cm

Tình trạng bìa: Mềm

Lượt in: Chỉ in 1 lần

Cấp phép: NXB Phụ Nữ

Mã ISBN: 9-786043-759563

Ngày phát hành: 8/3/2023

GIÁ BÁN: 135.000 VNĐ

Ý tưởng chính & Mục lục:

Chuyên đề được chia thành 4 phần lớn và mỗi phần đều gửi gắm thông điệp riêng:

Phần I – Hành Trang Đọc (Gợi ý những thái độ và nhãn quan cần có được lấy cảm hứng từ chính những cuốn sách hoặc những lĩnh vực quan trọng), bao gồm:

    • – “Mưa rào không mây” – Osho bàn về chứng ngộ của phụ nữ (Hà Thủy Nguyên)
    • –  Tính thiền trong tác phẩm “Nhà giả kim” của của Paulo Coelho (Lê Duy Nam)
    • – “Sex, Time, And Power” của Leonard Shlain – Tình dục tác động đến sự phát triển của văn minh nhân loại (Nguyễn Phương Mạnh)
    • – Rumi Tinh Tuyệt – Bay, Say và Quay (Hà Thủy Nguyên)

Phần II – Gợi mở (Những vấn đề không mới nhưng cần được tư duy lại), bao gồm:

  • – Văn hóa hưởng lạc của tài tử trung đại (Nguyễn Hoàng Dương)
  • – Âm đạo, phì nhiêu, và phồn thực trong bộ tranh “Thiên nhiên muôn vẻ” của Jacqueline Secor (Hà Thủy Nguyên)
  • – Một ngày của mế (Hữu Vi)
  • – Hôn nhân, ngoại tộc và kiến tạo: Người phụ nữ ở bản Văng Môn (Bùi Minh Hào)
  • – Trịnh Công Sơn – Ai cũng quen mà ai cũng lạ (Hà Thủy Nguyên)
  • – “Those Were The Days” – Lời tuyên ngôn của kẻ mê say (Hà Thủy Nguyên)

Phần III – Sáng tác và chiêm nghiệm:

  • – Ích gì đâu – Thomas Carlyle (Lê Duy Nam dịch)
  • – Định mệnh – Thomas Carlyle (Lê Duy Nam dịch)
  • – Hôm nay – Thomas Carlyle (Lê Duy Nam dịch)
  • – Long thành cầm giả ca – Nguyễn Du (Hà Thủy Nguyên dịch)
  • – Yêu một người phụ nữ (Lê Duy Nam)
  • – Từ biệt (Nguyễn Hoàng Dương)
  • – Nam Ai tóc vương trăng (Hà Thủy Nguyên)

Về Book Hunter

Book Hunter được thành lập ngày 20 tháng 11 năm 2011 bởi nhà văn Hà Thủy Nguyên và được điều hành bởi Lê Duy Nam (hiện là CEO của Book Hunter). Trong suốt nhiều năm qua, Book Hunter khuyến khích các cây viết trẻ dấn thân vào những đề tài khó, đầu tư chất lượng nội dung kỹ lưỡng đòi hỏi lượng tri thức và trải nghiệm lớn. Các cây viết như Hà Thủy Nguyên, Lê Duy Nam, Nguyễn Phương Mạnh, Bùi Minh Hào, Nguyễn Hoàng Dương…đều trưởng thành thông qua nhiều dự án sách dịch thuật, nghiên cứu và sáng tác.

Trích dẫn hoặc dữ liệu hay:

“Nhưng Yêu dường như không thể định nghĩa. Yêu dễ dàng bị nhầm lẫn với ham muốn, với chiếm hữu,với gắn bó, với đam mê thể xác. Yêu đi qua tất cả các điều đó (chứ không loại bỏ chúng), và vượt trên chúng, để đi vào bản thể của cá nhân. Và trong Yêu, tham vọng không thể tồn tại cũng như nơi tham vọng tồntại, Yêu không thể nảy mầm và nở hoa. Bởi tham vọng luôn thúc đẩytại sao lại làm điều này, làm vì động cơ gì, đạt được điều gì. Thế thì không còn sự chân thực ở đó, bởi vì Yêu không đi cùng với những câu hỏi ấy, Yêu không bàn đến lý do, Yêu chỉ tuôn chảy như mưa rào không cần nguyên cớ. Và cũng như mưa rào, tình yêu đích thực không để lại vết tích mà mang đến sự tinh khiết của chứng ngộ.” – Hà Thủy Nguyên

“Phụ nữ thường chọn người đàn ông có khả năng giao tiếp hiệu quả. Người giao tiếp không hiệu quả sẽ bị loại bỏ. Ngôn ngữ chính là biểu hiện của trí tuệ, họ thường tỏralắng nghe nhằm chọn lọc đàn ông. Con người thích nói trong bữa ăn,(từ “Com-pan-ion” – với nghĩa đồng hành, có nghĩa là chia sẻ bánh mì trong tiếng Latin). Hãy hình dung, người đàn ông ngồi ăn với phụ nữ dưới ánh nến, và phụ nữ luôn nghe đàn ông nói. Nhờ vậy người phụ nữ chọn được người đàn ông có khả năng hỗ trợ cô trong suốt quá trình mang thai và nuôi con. Cô cũng tìm kiếm thêm các yếu tố như chăm sóc, bảo vệ, tình yêu và sự đồng hành. Liệu điều này có làm tan vỡảo tưởng về các buổi hẹn hò lãng mạn của các đôi lứa? Ngôn ngữ cũng giúp đàn ông tiếp cận với phụ nữ dễ dàng hơn, thân thiện hơn. Bình thường đàn ông nói ít hơn phụ nữ, nhưng trong hẹn, đàn ông lại nói nhiều hơn và hầu như không lắng nghe phụ nữ chia sẻ.” – Nguyễn Phương Mạnh

“Đại bộ phận phụ nữ Thái ngày nay không còn sinh nở cạnh bếp lửa. Những đứa trẻ ra đời từ thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đến nay đều được sinh ra ở trạm xá, bệnh viện với dịch vụ y tế tương đối đầy đủ gần với mặt bằng chung của đô thị. Nhiều gia đình con dâu không còn bị cấm ngồi chung mâm cơm với bốc hồng.Trong thời kỳ sinh nở, chị em không còn phải trải qua những điều cấm kỵ ngặt nghèo như trước kia. Có thể gọi đó là những thay đổi lớn văn minh hơn Nhưng không phải những thay đổi này đã đã diễn ra ở tất cả các làng bản. Và quan niệm chung phụ nữ chỉ nên là nội trợ vẫn còn đó. Hình ảnh về chiếc gùi đè nặng trên lưng các bà mế vùng cao vẫn hàng ngày được đăng tải ở đâu đó như là sựminh họa cho một thực tế vẫn còn nhiều khó khăn của những người phụ nữ chốn bản mường. Dẫu vẫn biết rằng, đó là cái chung. Cuộc sống khó khăn vẫn đè nặng trên đôi vai của phụ nữ nói chung, chứ chẳng riêng gì với các bà mế.” – Hữu Vi

“Từ nhiều năm nay, chúng ta vẫn nói rằng người Ơ Đu đã bị mai một và mất mát hết các yếu tố văn hoá truyền thống. Đến ngôn ngữ cũng đã bị mất đi, hiện nay chỉ còn vài người biết nói một số từ cơ bản. Thậm chí có người còn cho rằng, người Ơ Đu đã bị “đồng hoá”, giờthành người Thái, người Khơ Mú cả rồi. Đó là một nỗi lo của nhiềungười. Nhưng xét cho cùng thì bản sắc văn hoá không phải là cái gì đó bất biến, mà nó luôn biến đổi qua giao lưu, tiếp xúc văn hoá. Văn hoá Ơ Đu, cũng như nhiều nền văn hoá khác luôn luôn biến đổi qua những giai đoạn khác nhau. Một cộng đồng chỉ còn lại chưa đầy bốn trăm người mà phải sinh sống xen kẽ bên cạnh các cộng đồng có dân số lớn hơn thì không thể tránh khỏi những ảnh hưởng về mặt vănhoá. Nhưng nếu nhìn một cách tích cực, thì chưa hẳn đó là quá trình đồng hoá, mà có thể là sự tích hợp, hòa hợp văn hoá. Cộng đồng nào cũng muốn gìn giữ những nét văn hoá đặc trưng của mình. Nhưng mong muốn đó cũng phụ thuộc vào những bối cảnh lịch sử cụ thể khác nhau. Điều quan trọng là cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn, ấmno hơn thì có nghĩa rằng những giá trị văn hoá mà họ tiếp nhận là phù hợp với họ. Mà trong quá trình tiếp nhận đó, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng. Ở Văng Môn, những người phụ nữ Thái, Khơ Mú về làm dâu đã và đang làm những điều đó.Vậy nên, dù nói thế nào thì khi nói về văn hoá Ơ Đu, về bản Văng Môn, không thể không đề cập đến vai tròcủa họ. Vì họ là những người giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạo.” – Nguyễn Minh Hào

“Nghe theo trái tim không phải cách thức quan trọng nhất để đạt đến chứng ngộ, hay nói một cách khác làhiểu về cõi không biết. Nghe theo trái tim chỉ là mộtbước của từ bỏ các chấp niệm bên trong mình. Nhưng rồi chính trái tim cũng tạo ra chấp niệm to lớn hơn, và Santiago nhận ra rằng trái tim cũng sợ hãi, nó sợ đau khổ. Nhưng nếu vì nỗi sợ của trái tim mà Santiago bỏ qua những lời mách bảo của nó thì cậu sẽ vẫn mãi mãi là một con cừu trong đàn cừu, và khó lòng hiểu được những lời dạy bảo của nhà giả kim. Bởi thế,cho đến lúc ái tình xuất hiện, khi trái tim mất đi sự tỉnh táo, cậu cần học một bài học mới: hướng tới điều tối thượng.” – Lê Duy Nam

“Nhìn chung, đã là tài tử là phải biết ăn chơi, tự do, vượt vòng cương toả của đạo lý Khổng giáo, không quan tâm đến lẽ xuất xử, hành tàng. Nhưng nhìn kĩ vào cuộc đời và tác phẩm của các nhà Nho tài tử này thì lại thấy họ vẫn là những trung thần đắc lực ở mỗi triều đại họ sống. Dường như cái thú hưởng lạc, ăn chơi kể trên chỉ là một liệu pháp thư giãn của họ, hoặc đôi khi, với một số người, vì lí do chính trị, họ cần khoác lên mình vỏ bọc tài tử này. Đây chính là điểm khiến cho các nhà Nho tài tử, dù biết đến lối sống hưởng lạc, nhưng lại chẳng thể toàn tâm toàn ý với lối sống hưởng lạc, xa rời thế sự được.” – Nguyễn Hoàng Dương

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *