0
Ý nghĩa tâm linh của chính trị – Osho
240.000₫
Ý nghĩa tâm linh của chính trị dày 292 trang khổ 12×20,5cm, bìa mềm
Nằm trong Tủ sách Hiểu thực tại
Được cấp phép bởi NXB Đà Nẵng, 2024
Giá bìa: 240.000đ
Thời gian đặt trước từ 5/3/2024 – 5/4/2024
Phí ship: 30.000 (đồng giá toàn quốc)
Chính thức phát hành: Tháng 3 năm 2024
Tác giả: Osho
Người dịch: Hà Nguyên – Hiệu đính: Hà Thủy Nguyên
Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển
Description
Ý nghĩa tâm linh của chính trị của Osho đi sâu vào các khía cạnh cơ bản của những gì cấu thành nên quyền con người từ góc độ tâm linh và triết học. Osho, được biết đến với những lời dạy sâu sắc và táo bạo, thách thức những quan điểm thông thường về quyền con người, kêu gọi người đọc xem xét lại hiểu biết của họ về tự do, bình đẳng và công lý trong bối cảnh chuyển đổi nội tâm và ý thức. Tác phẩm này có thể mang đến sự kết hợp độc đáo giữa tinh thần và trí tuệ thực tế về cách tiếp cận quyền con người vượt ra ngoài các chuẩn mực pháp lý hoặc xã hội, thay vào đó tập trung vào vai trò của cá nhân trong việc công nhận và thể hiện các quyền này trong cuộc sống hàng ngày.
Ý nghĩa tâm linh của chính trị được dịch từ hai bài nói chuyện của Osho vào ngày 25 và 28 tháng 12 năm 1986, tại Bombay, Ấn Độ và được Osho International Foundation xuất bản lần đầu ở dạng sách vào năm 1987, tức ngay 1 năm sau đó. Trong cuốn sách, Osho đi sâu vào bàn về ý nghĩa của tâm linh và chính trị, làm sao để chúng có thể cùng nhau song hành và tạo ra một kỷ nguyên tươi đẹp cho nhân loại. Loài người đã trải qua một thế kỷ XX đầy tang thương và thù hận, đến từ các quyết định chính trị thiếu ý nghĩa tâm linh mà thuần túy vật chất. Osho suốt cuộc đời đã tìm cách cảm hóa nguồn năng lượng bạo lực của con người để có thể tìm ra cách sống chung trong hòa bình cho toàn thế giới. Thế nhưng chính bản thân ông đã bị bắt và tạm giam vào một năm trước đó, 1985, mà không hề có lệnh bắt từ tòa án, tại North Carolina, Hoa Kỳ. Ông đã rất thất vọng với cách hành xử của cảnh sát và chính quyền Hoa Kỳ, và đối với ông đó là một sự thất bại của tuyên ngôn phổ quát về quyền con người. Cuốn sách này được viết ra trong bối cảnh đó nên không khó hiểu khi nó chứa đựng nhiều phân tích sắc bén có đôi phần sâu cay của ông đối với bản tuyên ngôn về quyền con người năm 1948. Thế nhưng ông vẫn luôn có một niềm hy vọng rằng, bằng cách vượt qua những hạn chế và thiếu sót của bản tuyên ngôn này thì loài người có thể thực sự bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên mà loài người tìm được ý nghĩa tâm linh trong chính trị.
Mục lục
1. Tuyên ngôn phổ quát về Quyền con người: Nó có nghĩa là gì?
2. Kỷ niệm Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc: Một hành động đạo đức giả
3. Nhân quyền phổ quát cho nhân loại mới
4. Liên Hiệp Quốc và “Tai họa chiến tranh”
5. Bắt đầu lại: Lộ trình cho một cuộc cách mạng về ý thức
6. Hoan hô nước Mỹ ư?
7. Bây giờ hoặc không bao giờ
8. Mọi phụ nữ nên cố gắng ngăn chặn chiến tranh
9. Một nền công nghệ nhân tính hơn
10. Từ trả thù đến lòng trắc ẩn
11. Công chức, Nhà truyền giáo và những người như vậy
12. Dù hậu quả thế nào, hãy thành thực
13. Thiên tài thì sáng tạo, thiền nhân thì khám phá
14. Chuông nguyện hồn ngươi đó
15. Mọi đám đông đều là đám hỗn tạp
16. Chủ nghĩa khủng bố nằm trong vô thức của bạn
17. Tự do và tình yêu, cốt lõi và ngoại vi
18. Hành trình từ hy vọng đến vô vọng
Phần kết: Một thời điểm vô cùng quý giá
Reviews
There are no reviews yet.