-20%

Các hệ thống bầu cử trên thế giới – Larry Diamond & F. Plattner

Original price was: 350.000₫.Current price is: 280.000₫.

Các hệ thống bầu cử trên thế giới dày 420 trang khổ 16x24cm, bìa mềm

Nằm trong Tủ sách Kiến Tạo

Được cấp phép bởi NXB Đà Nẵng, 2022

Giá sách: 350.000 VNĐ

Phí ship: 25.000 VNĐ (Nội thành hà Nội) – 35.000 VNĐ (Toàn quốc)

Chính thức phát hành: 2022

Tác giả: Larry Diamond & F. Plattner

Chủ đề: Chính trị
Độ khó: ⭐⭐⭐⭐

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Description

Dân chủ là một thể chế chính trị, một giá trị xã hội đã xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, tuy nhiên lại luôn bị thách thức và hạn chế bởi chế độ quân chủ trong suốt gần hai thiên niên kỷ. Làn sóng dân chủ đã và đang xuất hiện trở lại với một bối cảnh xã hội hoàn toàn mới sau sự chuyển mình của thời đại công nghiệp. Các thuộc tính của thể chế dân chủ được đưa ra để nghiên cứu, hoàn thiện và hãy còn đang được thử nghiệm, đánh giá tính hiệu quả của nó.

 

Năm 2006, Tạp chí Dân chủ (Journal of Democracy) đã phát hành cuốn Electoral Systems and Democracy để bàn về một trong những thuộc tính căn bản nhất của Dân chủ là Hệ thống bầu cử. Cuốn sách được biên tập bởi Larry Diamond và Marc F. Plattner với tổng cộng 19 chương và được viết bởi 18 học giả như Larry Diamond, Arend Lijphart, Benjamin Reilly, Andrew Reynolds…Cuốn sách được chia thành ba phần: Phần I bàn về các vấn đề cơ bản trong hệ thống bầu cử và thiết kế thể chế, Phần II đưa ra các luận điểm khác nhau về việc liệu một chính quyền được tạo thành từ sự đại diện có tính tỉ lệ của các nhóm công dân có phải luôn là tốt nhất? Và trong Phần III, cuốn sách liệt kê ra các ví dụ thực tiễn về tổ chức hệ thống bầu cử tại các quốc gia/vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nam Phi, Nhật Bản, Đài Loan, Iraq, Afghanistan…

 

Cuốn sách là một trong những cuốn rất cơ bản và là tài liệu tham khảo đáng xem đối với bất kỳ quốc gia nào. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ được tìm hiểu về mục tiêu của hệ thống bầu cử là gì và bằng cách nào nó có thể đạt được mục tiêu đó? Giáo sư Donald L. Horowitz đền từ trường đại học Duke, Hoa Kỳ sẽ liệt kê ra sáu mục tiêu của một hệ thống bầu cử đó là: 1) Tỷ lệ của số ghế với số phiếu bầu; 2) trách nhiệm giải trình với cử tri; 3) chính phủ bền vững; 4) người giành được nhiều phiếu hơn so với tất cả các ứng viên khác là người chiến thắng (còn gọi là Condorcet winner); 5) hòa giải sắc tộc và tôn giáo; và 6) ưu tiên nhóm thiểu số. Trong số sáu mục tiêu này thì có những mục tiêu phù hợp với nhau những lại có những mục tiêu xung khắc với nhau. Vậy nên để tạo ra được một hệ thống bầu cử đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ được mục đích là gì chứ không phải đưa ra những mục tiêu chung chung và kỳ vọng dân chủ sẽ giải quyết được mọi vấn đề.

 

Năm 2016, Book Hunter đã tổ chức nhóm dịch cuốn sách Electoral Systems and Democracy và dự kiến sẽ xuất bản tại Việt Nam với hi vọng sẽ giúp các nhà chính trị, hoạch định chính sách, nhà báo, nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam hiểu rõ hơn những phức tạp của hệ thống bầu cử. Sau nhiều lần biên tập và chỉnh sửa thì tới tháng 10/2022 Book Hunter chính thức xuất bản cuốn sách tới tay độc giả Việt Nam. Cuốn sách thuộc dự án của TỦ SÁCH KIẾN TẠO.

 

MỤC LỤC

 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA BOOK HUNTER

LỜI CẢM ƠN

LỜI GIỚI THIỆU

 

HỆ THỐNG BẦU CỬ VÀ THIẾT KẾ THỂ CHẾ

Chương 1: Sơ lược về hệ thống bầu cử

Chương 2: Toàn cảnh thế giới

Chương 3: Đối mặt với những xã hội bị chia rẽ

Chương 4: Vấn đề về chia sẻ quyền lực

Chương 5: Ảnh hưởng của thể chế liên bang

 

LIỆU HỆ THỐNG ĐẠI DIỆN TỶ LỆ CÓ PHẢI LÀ TỐT NHẤT?

Chương 6: Lựa chọn lập hiến cho các nước dân chủ mới

Chương 7: Cử đại diện tỉ lệ

Chương 8: Hệ thống bầu cử đại diện tỉ lệ và nghệ thuật quản lí nhà nước dân chủ

Chương 9: Xét lại bằng chứng

Chương 10: Cụ thể mới quan trọng

 

QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM KHU VỰC

Chương 11: Lập hiến tại Nam Phi

Chương 12: Bình luận – Bầu cử trong xã hội nông nghiệp

Chương 13: Phản biện nhanh: Trường hợp tỉ lệ

Chương 14: Cải cách bầu cử và sự ổn định ở Uruguay

Chương 15: Hạ giá trị phiếu bầu tại khu vực Nam Mỹ

Chương 16: Tại sao dân chủ trực tiếp thất bại ở Israel

Chương 17: Chính trị cải cách ở Nhật Bản và Đài Loan

Chương 18: Trường hợp thú vị của Afghanistan

Chương 19: Năm bầu cử nguy hiểm của Iraq

INDEX (Chỉ mục từ)

 

Các cuốn sách khác trong Tủ sách này cho đến hiện tại gồm có:

  1. Nghệ thuật và thợ thủ công – Oscar Wilde
  2. Luân lý học – Aristotle
  3. Chiến thắng của đô thị – Edward Glaeser
  4. Sinh tồn của đô thị – Edward Glaeser & David Cutler
  5. Nước Mỹ, chuyện chưa kể – Oliver Stone & Peter Kuznick
  6. Kinh tế học thiêng liêng – Charles Eisenstein
  7. Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào – Yuen Yuen Ang
  8. Thuận theo hoàn cảnh – Không có một chiến lược phát triển vạn năng
  • Nền tảng cần có: Yêu thích chính trị, muốn tìm hiểu về các mô hình thể chế các nước trên thế giới, ưu và nhược điểm như thế nào
  • Cách đọc: Đọc với cái nhìn khách quan, vừa đọc vừa tìm hiểu, tra cứu thêm các tài liệu khác
  • Ứng dụng: Bồi đắp hiểu biết một cách khách quan và có hệ thống về hệ thống bầu cử, không phải chỉ có một mô hình tối ưu duy nhất

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Các hệ thống bầu cử trên thế giới – Larry Diamond & F. Plattner”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *