Mô tả
Osho, bậc thầy huyền môn nổi tiếng với cách tiếp cận độc đáo và khai sáng đối với những câu hỏi sâu sắc của cuộc sống. Trong năm 2023, Book Hunter đã lần lượt xuất bản hai cuốn sách Osho bàn về Yoga và Trang Tử, cho thấy một khía cạnh khác của Osho và cũng đem đến một diễn giải khác cho cốt lõi của tinh thần Yoga và tư tưởng Đạo gia của Trang Tử.
Đạo tu Yoga: Trong cuốn sách này, Osho hướng dẫn người đọc trong một hành trình trải nghiệm, làm sáng tỏ các tầng ý thức và mời họ đón nhận sức mạnh biến đổi của yoga ngoài các tư thế thể chất. Những hiểu biết sâu sắc của ông thách thức những quan niệm thông thường, khuyến khích sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và vũ trụ.
Vừa vặn: Cuốn sách này của Osho cho thấy một cuộc gặp gỡ giữa những tư tưởng thiền hiện đại của Osho và tư tưởng tự nhiên nhi nhiên được đề cập tới trong “Nam Hoa Kinh” của Trang Tử. Osho không phải là một nhà triết học, không phải là một nhà nghiên cứu Á Đông, ông tiếp xúc với Trang Tử thông qua cuốn sách “The Way of Chuang Tzu” của Thomas Merton, tuy nhiên, bằng những trải nghiệm tâm linh của mình, ông đã chạm đến những tinh yếu trong tư tưởng của Trang Tử.
Ý nghĩa tâm linh của chính trị: Được dịch từ hai bài nói chuyện của Osho vào tháng 12 năm 1986, tại Bombay, Ấn Độ, Ý nghĩa tâm linh của chính trị của Osho đi sâu vào các khía cạnh cơ bản của những gì cấu thành nên quyền con người từ góc độ tâm linh và triết học. Osho bàn về ý nghĩa của tâm linh và chính trị và làm sao để chúng có thể cùng nhau song hành và tạo ra một kỷ nguyên tươi đẹp cho nhân loại, khi mà loài người đã trải qua một thế kỷ XX đầy tang thương và thù hận, đến từ các quyết định chính trị thiếu ý nghĩa tâm linh mà thuần túy vật chất. Cuốn sách ra đời trong hoàn cảnh Osho bị bắt và tạm giam vào năm 1985 mà không hề có lệnh bắt từ tòa án, tại North Carolina, Hoa Kỳ, điều này khiến ông vô cùng thất vọng với cách hành xử của cảnh sát và chính quyền Hoa Kỳ và coi đó là một sự thất bại của tuyên ngôn phổ quát về quyền con người. Ông thể hiện trong cuốn sách nỗi thất vọng này bằng những phân tích sắc bén có phần sâu cay về bản tuyên ngôn về quyền con người năm 1948, song vẫn luôn hy vọng rằng, bằng cách vượt qua những hạn chế và thiếu sót của bản tuyên ngôn này thì loài người có thể thực sự bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên mà loài người tìm được ý nghĩa tâm linh trong chính trị.
Niết bàn: Ác mộng cuối cùng: Một trong những tác phẩm gây tranh luận nhất của Osho, nơi ông đặt lại câu hỏi căn bản về chính khái niệm “giải thoát”. Trái với niềm tin phổ biến coi niết bàn là đích đến tối hậu của hành trình tâm linh, Osho cho rằng đó có thể chỉ là chiếc bẫy tinh vi cuối cùng của cái tôi. Thông qua những bài giảng sâu sắc, đầy nghịch lý và sống động, ông mời gọi người đọc buông bỏ mọi kiếm tìm – kể cả giác ngộ – để thực sự sống, tỉnh thức và tự do trong từng khoảnh khắc hiện tại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.