Read & Chat #9: Cùng đọc và chia sẻ về câu chuyện hệ thống trong BÁNH XỐP của Park Min-Gyu

Bánh Xốp (Castella) là một cuốn sách kỳ lạ nằm giữa ranh giới của sự điên rồ và sự hợp lý hóa hoàn toàn về cách mà xã hội Hàn Quốc phát triển. Thế giới trong Bánh Xốp dẫn dắt người đọc liên tưởng đến một trật tự đã hình thành nên cuộc sống chúng ta ngày nay – hệ thống toàn cầu hóa của chủ nghĩa tư bản, mà Hàn Quốc chắc chắn không nằm ngoài phạm vi đó với những thay đổi to lớn, choáng ngợp lên mọi mặt của xã hội bao gồm việc mở cửa thị trường, vấn đề nhập cư, phân tầng giai cấp… Theo đó, các nhân vật trong cuốn sách đều vì cuộc sống mưu sinh mà dần bị đẩy sang bên lề xã hội, cảm thấy bất lực trước hệ thống này. Những người như họ có thể làm gì trong thế giới vốn mang lại quá ít hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn? Sách do NXB Phụ Nữ xuất bản.

banh-xop

“Bánh Xốp” – câu chuyện về các công dân bế tắc trong một Hàn Quốc công nghiệp

Buổi Read & Chat được dẫn dắt bởi bạn Lý Uyên, một độc giả đồng thời là một cây viết văn chương trẻ có uy tín trên nhiều cộng đồng. Đầu sự kiện, bạn Lý Uyên chia sẻ: “Thực ra Bánh Xốp là 1 phần trong cả cuốn sách. Ngoài bìa sách ghi là “tiểu thuyết” nhưng đọc ra thì nhìn theo tập truyện ngắn cũng được, vì mỗi phần là 1 câu chuyện khác nhau của các nhân vật khác nhau và họ ko có quan hệ thân sơ gì cả, có chăng đều là những công dân Hàn Quốc :)))”

Lý Uyên chia sẻ Mục lục của các phần và cho biết thêm: “mỗi phần là 1 câu chuyện khác nhau, với các nhân vật khác nhau. Thú vị là tác giả để ngôi kể tôi xuyên suốt từ đầu tới cuối, thành ra ai muốn nhận rằng “tôi” ở phần 1 hay phần 5 là 1 người thì cũng chấp nhận được, vì cả cuốn sách là 1 thế giới hư cấu vô cùng.”

Bạn Lê Ái cho biết: “Tựa gốc của sách là Castella”, và Lý Uyên giải thích rằng đó là một ẩn dụ và nói thêm: “mới đọc phần đầu khá kinh dị, khi mà nhân vật “tôi” từ việc nghĩ cách cho 1 con voi vào tủ lạnh cho tới khi muốn… cho bố vào tủ lạnh :))) … đây là bối cảnh “tôi” có tủ lạnh. Và tôi đã xem chiếc tủ lạnh như… 1 người đàn ông, 1 người bạn, sau cùng là 1 nơi cất giấu những điều tốt đẹp và cả những thứ xấu xa. Và tựa đề “bánh xốp” thực ra, đó là 1 cách nhìn tích cực, lạc quan của “tôi”, 1 thái độ sống của tôi trong bộn bề nhịp sống ồn ào phát triển của Hàn Quốc.”

Bạn Lý Uyên cũng chia sẻ nhiều luận giải về thân phận nhân vật trong “Bánh Xốp” và bày tỏ không chỉ đồng cảm mà còn đồng cảnh ngộ:

Bạn Lý Uyên tiếp tục tóm tắt nội dung của sách bằng các ấn tượng thông qua cả chủ đề như sau:

“Lại nói, sách có các phần, Lý xin tóm lược 1 chút nội dung:

– Bánh xốp – câu chuyện trên đã kể

– Cảm ơn, lửng chó – kể về các thanh niên chơi game lửng chó lâu ngày sẽ bị bệnh dại lửng chó và dần hóa thành lửng chó =))

– Còn các phần sau, toàn là những thế giới siêu thực, không biết người khác thấy sao, Lý trông khá giống không gian tranh của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng, nào là thế giới đĩa bay, rồi cá mặt trăng, nhất là câu chuyện về Liên minh công dân quốc tế thuyền đạp vịt – ai muốn du hành xuyên quốc gia mà kiểu đi lậu có thể đi thuyền đạp vịt, đạp mãi thì thuyền sẽ bay được như ngỗng trời :)))

Xuyên suốt cuốn sách đều là nhịp sống vội vã của xứ công nghiệp hiện đại Hàn Quốc, và cách mà các nhân vật chọn tồn tại trong guồng quay đó

– Câu chuyện “Tôi không biết, cá mặt trăng là sao” là 1 góc nhìn nhân vật chọn rời khỏi nơi mình đang đứng.”

Bạn Lê Ái đặt ra câu hỏi gợi mở sự liên hệ với đời sống của giới trẻ Hàn Quốc, chị Lily Phan kể câu chuyện về: “1 thanh niên Hàn Quốc chơi game lâu ngày” và cư xử với người xung quanh như chơi game, luôn muốn “thắng”, sẵn sàng “cheating” ngay cả khi chơi một mình. Bạn Ái cho biết thuật ngữ để gọi những người như vậy là wibu, có xuất xứ từ Nhật. Và gần đây, tại các webtoon Hàn Quốc khá thịnh hành thể loại isekai, tức “chuyển sinh đến 1 thế giới khác, có thể vào tiểu thuyết hoặc game online và cày rank để làm bá chủ… Nổi nhất là bộ Solo Leveling, đúng kiểu chơi game trong đời thực, đánh từ tây sang tàu. Chắc cái này cũng có phần nào đấy được tác giả nhắc đến trong Bánh Xốp” . Lý Uyên cũng khẳng định thêm: “Đó là thực tế, còn trong sách cũng y chang. Thế nên em thấy cuốn này phản ánh xã hội Hàn Quốc rất chân thực, và có phần mỉa mai giễu nhại chủ nghĩa tư bản ::))”

Ngoài ra Lý Uyên chia sẻ thêm về những yếu tố đậm đặc Hàn Quốc đương đại trong “Bánh Xốp”: “Nó là những mảnh đời bên lề nhịp sống vội vàng nhộn nhịp đó. Đều vướng vấn đề chung là chính phủ mải lo phát triển kinh tế ở đâu không biết dù bằng nhiều cách khác nhau thế nào nhưng vẫn còn rất nhiều những thân phận trôi dạt – như 1 cậu thực tập sinh không vượt qua 140 đối thủ, như 1 gã thi công chức 3 lần không đậu, như 1 anh trai từng ứng cử đại biểu quốc hội và có hẳn fan club những người ủng hộ ảnh, nhưng rồi kẻ quản trị nhóm đã trộm tiền ủng hộ bỏ trốn, khiến ảnh phải về nông thôn làm ruộng – rồi lại bị người ngoài hành tinh phá phách ruộng và vật nuôi của ảnh mà cảnh sát không giúp được gì…” Lê Ái cho biết rằng truyện có nhiều tình tiết giống với “Squid Game.”

Những người tham gia sự kiện bày tỏ sự kinh ngạc trước lối sống có thể coi là “biến thái” của giới trẻ Hàn Quốc được thể hiện qua “Bánh Xốp” và phần nào e ngại lối viết khá “lạnh” của tác giả, nhưng bạn Lý Uyên lại rất hứng thú với giọng văn lạnh đó:

Đặc biệt, Lý Uyên nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại về thân phận đáng thương cảm của nhân vật trong một xã hội bị dằn vặt.

Ngoài ra, Lý Uyên còn khẳng định:

“Mỉa mai giễu nhại tư bản HQ rõ nhất là trong phần “Tiêu chuẩn Hàn Quốc”, tác giả kể về 1 anh trai từng là ứng cử vào đại biểu quốc hội mà rồi phải về làm ruộng và bị người ngoài hành tinh tấn công đốt cháy hết ruộng ngô của anh này, người bạn bên cạnh anh trai nhắc nhở rằng, bọn người ngoài hành tinh hay để lại dấu hiệu gì đó mà chỉ nhìn thấy dc từ trên cao, thế là họ cùng nhau lên nơi cao hơn để nhìn xuống, thấy vết cháy của người ngoài hành tinh là chữ “KS” khổng lồ – viết tắt của chữ Korea Standard – tiêu chuẩn Hàn Quốc.” Tiêu chuẩn Hàn Quốc ở đây cụ thể là: “1 đất nước ko dùng đồ tự trồng nữa – vì đồ tự trồng, vật tự nuôi của anh trai kia đều bị đám người ngoài hành tinh phá hủy – mà đám người ngoài hành tinh này cũng là 1 ẩn dụ cho chính quyền –> 1 đất nước công nghiệp từ đầu tới chân  ?”

Lý Uyên chia sẻ thêm một đoạn về thế giới trong game lửng chó, một truyện trong “Bánh xốp”: “Lửng chó thì nó là câu chuyện lựa chọn của các thanh niên, hoặc ẩn mình dưới vỏ bọc lửng chó – chìm đắm trong thế giới game để quên đi thực tại. Hoặc phải thoát ra khỏi nó thôi…Có người bế tắc như anh trai bỏ phố về quê, có người chọn thực dụng như thực tập sinh chịu bị lạm dụng, có người chọn chìm vào game, cũng có người chọn xuất ngoại bằng… thuyền đạp vịt :)))”

Khủng hoảng hiện sinh tại Hàn Quốc

Bạn Lê Ái nhận định: “Người Hàn như đang bị khủng hoảng hiện sinh.. Họ bị mắc kẹt giữa việc làm người châu Á da vàng hay làm người tây da trắng.”

Lý Uyên kể thêm về nhân vật một anh chàng thất nghiệp trong truyện, nhớ về thời chim dodo còn sống:

“nhân vật nhớ tới thời chim dodo còn tồn tại, cho đến khi bị con người săn hết, cho đến khi ngày ngày anh ta phải ngóng nghe tin kinh tế chuyển biến… Rất là áp lực ?anh ta bị lo lắng, và bị táo bón tận 3 tháng, có thể hiểu cũng vì nỗi lo lắng này. Do cuộc cải cách công nghiệp đã làm gia tăng tốc độ biến đổi của thế giới và cơ cấu tài chính trở nên yếu kém, rồi cơn thất nghiệp này tràn ngập ko riêng gì anh ta, nó là bối cảnh chung trong 1 xã hội đang rũ mình thay đổi… Về nhân vật bị táo bón, dù vậy anh ta vẫn đọc sách kinh tế mỗi ngày, vẫn theo dõi tin tức mỗi ngày và dù anh ta có nhiều kiến thức về lịch sử kinh tế, nền kinh tế thị trường… nhưng rồi bệnh tật này cũng là cản trở khiến anh ta rơi vào nguy cơ bị đá văng khỏi guồng quay công việc đó. Theo thực đơn anh ta ăn trước khi bị táo bón thì cũng ko đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiêu hóa, nên nó như việc đến lúc phải bị bệnh.”

Sự kiện để lại nhiều dấu hỏi về đời sống của người trẻ Hàn Quốc nói riêng và người trẻ nói chung, khi loay hoay trong bế tắc giữa thật – giả, thực dụng và hướng tới lý tưởng.

Tô Lông tường thuật

Tìm hiểu thêm:

Bạn đọc có thể theo dõi các chuỗi trò chuyện khác của Book Hunter thông qua các bài tường thuật tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *