29/03/2025

Ra mắt: “The Renaissance – Tác phẩm phê bình lý luận kinh điển về văn hóa thời Phục Hưng” của Walter Pater

Thế kỷ XV và XVI chứng kiến châu Âu bừng tỉnh khỏi giấc ngủ Trung Cổ dài đằng đẵng. Họ bắt đầu nhìn lại chính mình, không còn qua lăng kính giáo lý khắc khổ mà bằng con mắt thán phục trước cái đẹp của hình thể, sự phức tạp của tâm hồn và sức mạnh của lý trí. Phục Hưng không chỉ là thời đại của những tên tuổi lớn như Leonardo, Michelangelo, hay Raphael, mà còn là một khoảnh khắc lịch sử nơi con người tái phát hiện sự phong phú của cảm xúc, sự tự do trong suy tư, và khao khát được sống với tất cả vẻ đẹp của thế gian.

Lịch sử đã viết nhiều về thời kỳ Phục Hưng như một chương rực rỡ trong tiến trình văn minh phương Tây. Chỉ có Walter Pater, bằng văn phong mềm như nhung mà sắc như dao, mới dám mở một cánh cửa khác: cánh cửa dẫn vào cảm quan nội tại, vào sự rung động của tâm hồn trước cái đẹp – nơi sự “phục hưng” thực sự bắt đầu. Hơn ba thế kỷ sau Phục Hưng, The Renaissance của Walter Pater ra đời như một khúc trầm lặng và tinh tế. Không phải là một biên niên sử hay một khảo cứu hàn lâm, cuốn sách là hành trình cá nhân, nơi Pater thắp sáng lại thời Phục Hưng bằng chính những ấn tượng sâu sắc mà ông nhận được từ hội họa, thơ ca, triết học – những kết tinh của một thời đại từng sống mãnh liệt bằng cảm quan.

Đi ngược lại truyền thống phê bình tìm kiếm định nghĩa chung cho “cái đẹp,” Pater chọn một lối viết riêng tư, mảnh mai, đầy ám ảnh: ông lần theo những ấn tượng cá nhân khi tiếp xúc với một bức họa, một bài thơ, một nhân vật lịch sử, để từ đó dựng nên một không gian thẩm mỹ sâu lắng. Với ông, điều quan trọng không nằm ở chân lý tuyệt đối, mà ở cách một tác phẩm đánh thức được những rung động tinh vi nhất trong tâm hồn người tiếp nhận. Trong những tiểu luận của mình, Pater mời gọi độc giả gặp lại Leonardo không chỉ là thiên tài hội họa, mà là một biểu tượng của cảm thức mơ hồ và vẻ đẹp không thể nắm bắt; gặp Pico della Mirandola như một hiện thân của khao khát hòa giải mọi đối cực – giữa tri thức và đức tin, giữa Hy Lạp và Kitô. Những nhân vật và biểu tượng ấy không được trình bày như tài liệu lịch sử, mà như những mảnh cảm xúc sống động, lấp lánh và đầy dư vang.

Vượt xa khung cảnh của thế kỷ XV, The Renaissance chính là một “thời Phục Hưng” thu nhỏ – không nằm trong lịch sử, mà trong chính cách chúng ta nhìn thế giới hôm nay. Walter Pater mỗi người, dù ở thế kỷ nào, cũng có thể tự tạo nên một thời Phục Hưng của riêng mình – bắt đầu từ cảm quan sống tinh tế, từ ánh nhìn biết thưởng thức, và từ trái tim không ngừng rung động trước cái đẹp.

 

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủTHE RENAISSANCE – Tác phẩm phê bình lý luận kinh điển về văn hóa thời Phục Hưng

Tác giả: Walter Pater

Dịch giả: Nguyễn Hữu Yến Lê

Lĩnh vực: Lịch sử – Văn hóa

Tủ sách: Ký Ức

Số trang: 300

Cỡ sách: 16x24cm

Tình trạng bìa: Bìa mềm

Lượt in: Lần đầu

Cấp phép: NXB Văn Học 

Ngày phát hành: 30/4/2025

GIÁ BÌA: 290.000 VNĐ

Đặt mua NƯỚC ANH QUA CÁC THỜI ĐẠI của Henrietta Elizabeth Marshall với mức giá ưu đãi lên đến 20%

Nhân dịp ra mắt, Book Hunter có chương trình:

Ưu đãi 20% cho các đơn hàng đặt trước THE RENAISSANCE

& 25% khi đặt mua combo THE RENAISSANCE + LỊCH SỬ FLORENCE
hoặc THE RENAISSANCE + PHÚC CHO NGƯỜI KHÔNG THẤY MÀ TIN

Chương trình diễn ra từ 29/3/2025 đến hết 30/4/2025. Vui lòng tham khảo thêm & đặt mua bằng cách:

– Đặt mua trực tiếp tại website Book Hunter qua link sản phẩm được gắn sau đây

– Liên hệ qua fanpage chính thức của Book Hunter

– Liên hệ qua Hotline/Zalo 0964491749.

(Lưu ý: Các đơn đặt hàng sẽ được gửi đi sau ngày 30/4/2025)

Về tác giả

Walter Pater (1839–1894) là nhà văn, nhà phê bình và triết gia người Anh, nổi bật trong đời sống trí thức cuối thế kỷ XIX với tư cách là một trong những tiếng nói tinh tế nhất của chủ nghĩa duy mỹ (aestheticism). Ông dành phần lớn cuộc đời giảng dạy tại Đại học Oxford, nơi ông xây dựng một lối phê bình độc đáo không dựa vào lý thuyết hay hệ thống triết học, mà khởi đi từ những rung động cá nhân sâu sắc trước nghệ thuật, văn chương và đời sống. Văn phong của Pater nổi tiếng với nhịp điệu chậm rãi, giọng điệu trầm lặng nhưng giàu sức gợi và ám ảnh – như thể mỗi câu chữ đều là một khoảnh khắc chiêm nghiệm.

Ảnh hưởng của Pater lan rộng ra khỏi nước Anh và vượt khỏi lĩnh vực phê bình thuần túy. Ông được xem là người mở đường cho tinh thần hiện đại trong tư tưởng thẩm mỹ, gieo mầm cảm hứng cho nhiều nhà văn và nghệ sĩ thế hệ sau như Oscar Wilde, Marcel Proust, T. S. Eliot hay Virginia Woolf. Quan niệm sống tập trung vào cảm quan và trải nghiệm – nơi cái đẹp được xem là một giá trị tự thân – đã góp phần định hình nền văn hóa hiện đại phương Tây, đặc biệt trong mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống cá nhân. Di sản của ông không nằm ở một học thuyết hoàn chỉnh, mà ở cách ông khơi dậy một đời sống tinh thần bén nhạy, tự do, và sâu sắc – nơi cái đẹp trở thành lẽ sống âm thầm nhưng bền bỉ.

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • Hai câu chuyện Pháp cổ

  • Pico della Mirandola

  • Sandro Botticelli

  • Leonardo da Vinci

  • Joachim du Bellay

  • Michelangelo

  • Luca della Robbia

  • Tình yêu trong thơ ca

  • Winckelmann

  • Kết luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *