20/12/2022

Ra sách TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN – Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay

Hẳn đã chẳng còn ai xa lạ gì với Nhà tù Hỏa Lò, nơi giam giữ những người lính Mỹ bị bắt trong Chiến tranh Việt Nam. Những người lính ấy đã làm gì ở đó và việc người Việt Nam đối xử thế nào với họ đã trở thành một chuỗi tranh cãi dai dẳng. Năm 1973, khi các quân nhân Mỹ trở về sau khoảng thời gian bị giam giữ, người Mỹ đã bị thu hút bởi những câu chuyện về nhà của các tù binh. Điều gì đã xảy ra đằng sau những bức tường nhà tù? Cùng với truyền thuyết về những anh hùng được tôn vinh vì đã chịu đựng tra tấn thay vì tiết lộ thông tin quân sự nhạy cảm, có những tin tức rò rỉ cho thấy những người khác đã tố cáo chiến tranh để đổi lấy sự đối xử ưu ái. Tuy nhiên, điều không được thừa nhận là sự phản đối của quân đội Hoa Kỳ đối với cuộc chiến là rất lớn và đã lan rộng đến Nhà tù Hỏa Lò. Nửa thế kỷ sau sự kiện, các tù binh bất đồng chính kiến xuất hiện để khôi phục lại lịch sử này và khám phá điều gì đã thúc đẩy chủ nghĩa bè phái ở Hỏa Lò.

Nhìn vào sự phân chia bè phái cơ bản giữa “những người theo đường lối cứng rắn” ủng hộ chiến tranh và “những người bất đồng chính kiến” phản đối chiến tranh trong các tù binh, hai tác giả Wilber và Lembcke đã đào sâu vào nền văn hóa đã tạo ra những huyền thoại về Anh hùng – Tù binh của nước Mỹ thời hậu chiến, và những người bất đồng chính kiến bị đổ lỗi cho sự mất mát của chiến tranh. Những gì họ tìm thấy thật đáng ngạc nhiên: Không chỉ đơn giản là một số tù binh chiến tranh ủng hộ chiến tranh và một số khác chống lại nó, cũng không phải là cuộc đối đầu giữa sĩ quan và binh lính. Thay vào đó, xuất thân giai cấp của những người bị bắt và kinh nghiệm trước khi bị bắt của họ đã vạch ra ranh giới. Sau chiến tranh, những anh hùng kiên cường – như John McCain – chuyển sang sự nghiệp chính trị và kinh doanh, trong khi những người bất đồng chính kiến đã mất đi vai trò trong các phong trào phản chiến mà lẽ ra đã có thể ủng hộ họ, thì tan rã. Ngày nay, TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN là một đòn chí tử cần thiết phá tan truyền thuyết, đánh thức người Mỹ khỏi chủ nghĩa xét lại đã thay thế sự phản kháng thực sự của những người lính bằng hình ảnh những tù binh đau khổ — những nạn nhân đáng kính đã phục vụ để dập tắt những câu hỏi cơ bản về lí do nước Mỹ lao đầu vào cuộc chiến bất tận.

THÔNG SỐ SÁCH:

Tên đầy đủ: TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN – Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay

Tác giả: Tom Wilber & Jerry Lembcke

Dịch giả: Book Hunter; Hiệu đính: Hà Thủy Nguyên

Lĩnh vực: Lịch sử – Xã hội

Tủ sách: Kí ức

Số trang: 256

Cỡ sách: 13x19cm

Tình trạng bìa: Mềm

Lượt in: Lần đầu

Cấp phép: NXB Phụ nữ Việt Nam

Mã ISBN: 978-604-375-803-0

Ngày phát hành chính thức: 9/1/2023

Nội dung chính của TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN – Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay

Ý tưởng chính:

Khi những người lính bị giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò trở về từ Việt Nam vào năm 1973, người Mỹ bị thu hút bởi những câu chuyện về nhà của họ. Truyền thông và báo chí lan truyền truyền thuyết về những anh hùng đã chịu đựng tra tấn thay vì tiết lộ bí mật quân sự, đồng thời rò rỉ tin tức rằng có những người khác đã lên án chiến tranh để đổi lấy sự đối xử thiện ý. Nhưng điều gì đã thực sự xảy ra sau bức tường của nhà tù Hỏa Lò?

Sự thật lịch sử đã được tái hiện trong TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN. Cuốn sách gồm 7 chương đã vén màn câu chuyện bè phái bị đàn áp ở Hỏa Lò, tiết lộ xuất thân giai cấp và chủng tộc của những người bất đồng chính kiến, đồng thời chỉ ra những điểm liên hệ giữa nhiều tù binh chiến tranh và những người mà họ được cử đi chiến đấu.

Mục lục:

 Lời cảm ơn

Giới thiệu

  1. Những tiếng nói bị lãng quên từ Nhà Tù Hỏa Lò: Sự đối lập trong Câu chuyện Tù Binh Anh Hùng
  2. Hồ sơ bất đồng chính kiến: Sĩ quan cấp cao
  3. Hồ sơ bất đồng chính kiến: “Ủy ban hòa bình” của tù binh nhập ngũ
  4. Ứng cử viên Mãn Châu rình rập quê hương: Kịch bản Hollywood – Tường thuật của tù binh bất đồng chính kiến
  5. Bị thương tật, bị lừa và bị bỏ rơi: di dời tù binh chiến tranh bất đồng chính kiến
  6. Một quốc gia bị giam cầm: TÙ BINH CHIẾN TRANH – Hữu dụng cho huyền thoại Mỹ
  7. Di sản lương tâm: Từ chiến tranh Mỹ ở Việt Nam đến Nước Mỹ ngày nay

Chú giải

 

Về tác giả

Tom Wilber là một nhà nghiên cứu độc lập, đã điều tra tài liệu liên quan đến những người Hoa Kỳ bị giam giữ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1964 đến năm 1973. Nghiên cứu của ông là nguồn tư liệu cho bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng Liên hoan phim Quốc gia Hà Nội 2015, “Câu chuyện sau chiếc bình hoa” do Ngọc Dũng sản xuất. Là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Hà Nội năm 2018, các ý kiến của ông đã được đăng tải trên Việt Nam News. Wilber đại diện cho một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ hoạt động trong các dự án nhân đạo với các tổ chức Việt Nam.

Jerry Lembcke lớn lên tại Tây Bắc Iowa. Ông nhập ngũ năm 1968 và phục vụ với tư cách là Phụ tá Tuyên úy tại Việt Nam. Ông là tác giả của tám cuốn sách bao gồm The Spitting Image, CNN’s Tailwind Tail, và Hanoi Jane. Các ý kiến của ông đã xuất hiện trên The New York Times, Boston Globe, và The Chronicle of Higher Education. Ông hiện là Phó Giáo sư Danh dự Xã hội học tại Holy Cross College và là Giảng viên Xuất sắc của Tổ chức Các nhà Sử học Hoa Kỳ.

 

Chính sách giá và phân phối

Giá niêm yết: 150.000đ

Chiết khấu phân phối: 30%

Chương trình khuyến mại tối đa: 20% giá bìa

Khuyến nghị marketing dành cho đơn vị phân phối

Các nhóm khách hàng mục tiêu: những người yêu thích lịch sử giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ; người hoạt động trong các tổ chức nhân đạo và phản chiến tại Việt Nam

Từ khóa quan trọng: tù binh bất đồng chính kiến, chiến tranh Việt Nam, phong trào phản chiến, cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, Hỏa Lò

Gợi ý Combo với các sách của Book Hunter: Nước Mỹ chuyện chưa kể + Tù binh bất đồng chính kiến => Hiểu về nước Mỹ và chiến tranh Việt Nam

Trích dẫn hoặc dữ liệu hay:

« … trong cuốn sách Tù binh bất đồng chính kiến, chúng tôi có linh cảm rằng căng thẳng giữa các tù binh bắt nguồn từ nền tảng kinh tế xã hội khác nhau của những người bất tuân. Nền tảng xuất thân được ưu ái của các sĩ quan cấp cao trái ngược hẳn với nguồn gốc khiêm tốn của những người phản đối chiến tranh. Đó là một linh cảm được kích hoạt bởi những manh mối do Craig Howes đề cập rải rác trong cuốn sách Voices of the Vietnam POWs (tạm dịch: Tiếng nói của tù binh trong Chiến tranh Việt Nam) xuất bản năm 1993 và được củng cố trong cuốn The Wars We Took to Vietnam (tạm dịch: Những cuộc chiến Chúng ta mang tới Việt Nam) xuất bản năm 1996 của Milton Bates. Chúng tôi sử dụng tài liệu tiểu sử và lịch sử truyền miệng mới có để cho thấy rằng sự chênh lệch giai cấp mở rộng ngay cả ở trong hàng ngũ sĩ quan cấp cao. Hai trong số các sĩ quan cao cấp nhất, Gene Wilber và Edison Miller, lên tiếng phản đối cuộc chiến, khiến họ bị trục xuất bởi các đồng nghiệp của mình. »

« Lịch sử quan trọng đầu tiên về trải nghiệm tù binh, cuốn sách POW: A Definitive History of the American Pririson of War Experience in Vietnam, 1964–1973 (tạm dịch:Tù binh: Lịch sử Xác quyết về Trải nghiệm của Tù binh Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, 1964-1973) của John Hubbell ghi lại rằng các Sĩ quan Cấp cao đã nhìn các biểu hiện phản chiến ở tù binh thông qua khuôn khổ giai cấp: những người bất tuân xuất thân từ những gia đình nghèo khó hoặc tan vỡ, ít học hơn và nhân cách yếu kém hơn. Sự lên án “tính cách yếu đuối” nhằm chống lại những người phản chiến bị bắt giữ là một cách để bác bỏ tính xác thực quan điểm chính trị của họ, một hình thức “tâm lý hóa chính trị” mà cuốn sách Tù binh bất đồng chính kiến sẽ thể hiện như một phần không thể thiếu cũng như cách mà GI và những cựu chiến binh bất đồng chính kiến bị xếp loại theo tính chất vùng miền.

Bài diễn thuyết về sức khỏe tâm thần do các sĩ quan cao cấp triển khai chống lại các đồng đội của họ bị giam giữ lấy nguyên mẫu từ bộ phim “March to Calumny: The Story of American POWs in the Korean War” (tạm dịch: Hành quân tới Calumny: Câu chuyện về tù binh Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên) của Albert Biderman và dần thống trị những trần thuật về các tù binh trở về từ Hà Nội vào đầu năm 1973. »

« Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, ký ức của công chúng về những tù binh bất đồng chính kiến bị mất đi do kiểm duyệt hoặc nhu cầu của thị trường điện ảnh ít hơn so với việc hình ảnh nạn nhân chiến tranh đã thay thế ấn tượng có được từ hành động can đảm theo nguyên tắc của họ. Diễn vai những tù binh bất đồng chính kiến như những kẻ thua cuộc đã tước bỏ sự có mặt của họ trong câu chuyện về cuộc giam cầm vĩ đại của nước Mỹ ngay tại trung tâm trong thần thoại lập quốc, mà ở đó người anh hùng bị giam giữ vẫn là một tù nhân chiến tranh, trung thành với sứ mệnh mà anh ta được gửi đến. Các tù binh chiến tranh phản chiến tại Việt Nam sẽ là phản anh hùng trong truyền thuyết về John Smith và quyết tâm của anh ta khi đối mặt với tra tấn và sự cám dỗ của Pocahontasa – những tù binh yếu đuối không có chỗ đứng trong câu chuyện nước Mỹ, không có mối liên hệ với truyền thống mà ký ức của họ có lẽ đã bị đóng khung. »

« Trọng tâm của câu chuyện tù binh trong ký ức về cuộc chiến tại Việt Nam và những tự sự đối nghịch mà nó góp phần tạo nên được làm rõ nhất trong quá trình trao đổi qua lại giữa ứng cử viên Trump và người ủng hộ Thượng nghị sĩ McCain. Hình ảnh những người phi công bị bắn rơi từ bầu trời, bị bắt và trao trả trong sự bất lực, và bộ binh bị bắt làm tù nhân rồi bị nhốt trong những chiếc lồng tre, là biểu tượng cho cuộc chiến thất bại. Bị giam giữ là minh chứng cho sự kém cỏi của người lính và máy móc của quân đội Hoa Kỳ, cũng như sự sỉ nhục mà họ phải đối mặt trên trường quốc tế. Đó chính xác là hình ảnh mà Moorer và nhóm Reader’s Digest bị ghi vào tâm trí và họ muốn xóa khỏi bộ nhớ, khi họ ủy quyền cho John Hubbell tạo ra một câu chuyện “chính thống” thay thế những sự thật về các phi công bị bắn hạ và GI bị giam cầm. »

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *