Hệ Thống Phòng Thủ Miền Trung Dưới Triều Nguyễn

99.000

Thông tin cơ bản:
– Số trang: 254
– Khổ: 14 x 20 cm
– Bìa mềm
– Tác giả: Đỗ Bang
– Đơn vị xuất bản: NXB Khoa học Xã hội
– Phát hành: 2020

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Mô tả

Dưới thời Nguyễn, miền Trung chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu. Sự an toàn của các tỉnh miền Trung ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của kinh đô Huế và vương triều Nguyễn. Nhận thức được điều đó, nhà Nguyễn đã cho xây dựng ở miền Trung một hệ thống chiến lược quốc phòng tương đối vững chắc bao gồm hệ thống phòng thủ cảng biển và biển đảo; hệ thống các doanh điền và sơn phòng miền núi. Hệ thống phòng thủ chiến lược ấy không chỉ có tác dụng về bảo vệ an ninh quốc phòng, chống giặc ngoại xâm mà còn có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế và trên thực tế đã phát huy tác dụng trong lịch sử.

“Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn” là công trình nghiên cứu khoa học, nghiêm túc của Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học Đỗ Bang. Nội dung sách đề cập đến hai vấn đề chính là: hệ thống công trình phòng thủ vùng biển và hệ thống công trình phòng thủ vùng núi được xây dựng ở miền Trung Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1802 đến năm 1885. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu vào các công trình xây dựng có chức năng phòng thủ nhằm chống giặc ngoại xâm hơn là chức năng trấn áp của hệ thống đồn lũy ở miền núi mà tiêu biểu nhất là Tỉnh Man trường lũy.

Bố cục sách bao gồm 3 chương:

Chương 1. Vị trí chiến lược của các tỉnh miền Trung dưới triều Nguyễn (1802 – 1885).

Chương 2. Hệ thống công trình phòng thủ vùng biển.

Chương 3. Hệ thống công trình phòng thủ vùng núi.

Thông tin đang cập nhật...

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hệ Thống Phòng Thủ Miền Trung Dưới Triều Nguyễn”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *