-10%

Combo sách Suy nghĩ đúng quyết định đúng

828.000

Luân lý học dày 320 trang, khổ 16×24 cm

Tác giả: Aristotle

Dịch giả: Lê Duy Nam, Nguyễn Thế Anh, Lê Thúy Ái, Minh Hùng, Nguyễn Minh Tuấn
Được cấp phép bởi NXB Đà Nẵng, 2022

Bhagavad Gita dày 244 trang, khổ 16×24 cm

Tác giả: Khuyết danh

Dịch giả: Sophia Ngô

Được cấp phép bởi NXB Đà Nẵng, 2021

Bàn Về Nền Tảng Đạo Đức dày 320 trang, khổ 13×19 cm

Tác giả: Arthur Schopenhauer

Dịch giả: Thiên Trang

Được cấp phép bởi NXB Đà Nẵng, 2022

Giá bìa: 920.000 vnđ

Giá giảm: 828.000 vnđ

Phí ship: 25.000 VNĐ (Nội thành hà Nội) – 35.000 VNĐ (Toàn quốc)

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Mô tả

LUÂN LÝ HỌC của Aristotle và BHAGAVAD GITA – tác phẩm triết học kinh điển Ấn Độ, tuy đến từ hai nền văn minh khác nhau, với diễn ngôn khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau ở một điểm: Chỉ SUY NGHĨ ĐÚNG mới dẫn đến HÀNH ĐỘNG ĐÚNG. Thậm chí BÀN VỀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC của Arthur Schopenhauer cũng có nhiều điểm tương đồng.

 

Chúng ta thường kỳ vọng rằng sẽ có bậc thầy nào đó chỉ dẫn cho chúng ta về những điều đúng đắn cần phải làm, những “tips” hành động hiệu quả, chỉ bởi vì chúng ta sợ mắc sai lầm, sợ khổ đau… Nhưng không bậc thầy nào có thể cho chúng ta lời khuyên, chỉ có thể gợi mở cho chúng ta con đường chiêm nghiệm về mọi sự trên đời, để từ đó chúng ta có cái nhìn đúng đắn về bản chất của sự việc và hiện tượng, có cái hiểu rõ ràng về bản thân. Còn hành động của chúng ta phụ thuộc vào quyết định của chúng ta. Những gợi mở ấy được ghi lại trong BHAGAVAD GITA , LUÂN LÝ HỌC và BÀN VỀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC. Trong một thế giới hoang mang, khủng hoảng, thừa mứa vật chất nhưng thiếu thốn tình người, có lẽ, hơn bao giờ hết, chúng ta cần tỉnh táo nhận diện bản thân và thế giới, và Book Hunter hi vọng ba tác phẩm triết học kinh điển này có thể góp phần gợi mở cho bạn đọc về chính thế giới tâm trí của mình.

 

LUÂN LÝ HỌC

Luân lý học là tác phẩm triết học đạo đức kinh điển của Aristotle. Trong tư tưởng của Aristotle, để xây dựng một xã hội tốt đẹp, ông đã đưa ra một luận thuyết bao gồm 2 phần: phần đầu là Luân lý học và phần sau là Chính trị luận. Luân lý học nguyên văn tiếng Anh là Nicomachean Ethics, được người con và người kế vị trường Lyceum của ông biên tập lại từ các bài giảng của ông khi còn sống tại Lyceum. Luân lý học ra đời vào lúc các trường phái triết học của Hy Lạp nở rộ với nhiều triết gia bàn về hạnh phúc và cách thức xây dựng xã hội. Tuy nhiên, Aristotle đã vượt lên trên các triết gia trước đó và cả nhiều triết gia sau này khi ông chỉ ra được bản chất thực sự của hạnh phúc và cách thức có được hạnh phúc. Từ quan sát và đánh giá xã hội đương thời cũng như trước đó, Aristotle cho rằng hạnh phúc chính là điều tốt nhất và là mục đích cao nhất của con người. Và để có được hạnh phúc, con người cần tuân thủ sống theo các phẩm hạnh. Aristotle đã phân tích và lấy ví dụ tỉ mỉ về các loại phẩm hạnh cụ thể.

BHAGAVAD GITA

Bhagavad Gita luôn được đọc và nghiền ngẫm bởi các nhà tư tưởng và những người tu luyện, bởi tính minh triết và thâm sâu được hun đúc qua nhiều thế kỷ ở Ấn Độ – quốc gia của các bậc chứng ngộ. Còn các nhà nghiên cứu luôn xem xét Bhagavad Gita như một văn bản quan trọng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt mà sự xuất hiện của những thuyết giảng ấy được đặt trong bộ sử thi MahaBharata cho thấy một quá trình chuyển biến của xu hướng tư tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Còn đối với người hoạt động tri thức, Bhagavad Gita có một ý nghĩa đặc biệt, bởi qua đó, người có tri thức tự soi chiếu được các giới hạn của bản thân.

Trong ấn bản Bhagavad Gita này, chúng tôi còn bổ sung bản dịch Svabhavikasutra như một tham chiếu để các độc giả có thể dễ dàng so sánh sự biến đổi của các khái niệm và nhận thức từ phiếm thần sang hữu thần, đặc biệt tránh cho những tâm trí dễ bị ảnh hưởng bởi các hình tượng thần thánh lẫn lộn giữa CÁI ẤY không thể gọi tên nhưng bất biến, bao trùm rộng khắp, với danh xưng Brahman (hay được hiểu là Thượng Đế, mà ở đây chúng tôi chọn dịch là Chân Lý Tuyệt Đối) vốn luôn bị hình hài hóa theo tưởng tượng hạn hẹp của tâm thức con người. Hơn nữa, một bài nghiên cứu về hữu thần và phiếm thần trong Bhagavad Gita của nhà nghiên cứu Richard Garbe từ đầu thế kỷ 20 cũng được dịch và đưa vào phần phụ lục của cuốn sách này.

BÀN VỀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC

Bàn về nền tảng đạo đức – Tác phẩm gửi tới Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch” là bản luận thuyết của Schopenhauer gửi Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch, trong một cuộc thi có thưởng năm 1837. Bản luận thuyết này trả lời cho vấn đề mà học viện đặt ra, đó là:

“Ý tưởng ban đầu về đạo đức, hay quan niệm chủ đạo của luật luân lý tối cao, xuất hiện bởi một điều tất yếu dường như lạ lẫm với chủ thể, nhưng nó không hề hợp lý: cả ở trong khoa học, với mục tiêu là nêu ra kiến thức rằng đạo đức là gì, và cả trong đời thực, mà ở đó nó phần nào tự thể hiện trong đánh giá của lương tâm về hành động của chính chúng ta, phần nào ở trong ước đoán đạo đức của chính ta về hành động của người khác; hơn thế nữa, phần lớn các quan niệm chính trong luân lý học nảy sinh từ ý tưởng đó và không thể tách rời nó được (ví dụ như quan niệm về nghĩa vụ và việc gán ghép cho khen ngợi hay trách móc), mà chúng rõ ràng cũng quan trọng trong cùng các điều kiện và tính tất yếu tương tự. Theo quan điểm của những dữ kiện này và xét rằng xu hướng nghiên cứu triết học trong thời đại chúng ta rất mong đợi vấn đề này được phân tích sâu hơn, Hiệp hội mong rằng câu hỏi sau đây được xem xét và thảo luận cẩn thận:

Liệu nguồn gốc và nền tảng của Quy tắc đạo đức có được tìm kiếm trong một ý tưởng về đạo đức nằm ngay trong ý thức (hay lương tâm), và trong việc phân tích các quan niệm luân lý chủ đạo khác phát sinh từ đó không? Hay là nó được tìm thấy trong một số nguồn kiến thức khác?” Mời các bạn độc giả cùng đọc thêm cuốn sách để có thể hiểu thêm những lý thuyết, những nhận định của Schopenhauer.

Thông tin đang cập nhật...

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Combo sách Suy nghĩ đúng quyết định đúng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *