Bàn về Nền tảng Đạo đức – Arthur Schopenhauer

270.000

– Tác giả: Arthur Schopenhauer
– Dịch giả: Thiên Trang dịch, Lê Duy Nam chủ biên
– Số trang: 320
– Khổ: 13×20.5cm
– Phát hành: 2022
– Tủ sách: Siêu hình
Đơn vị xuất bản: NXB Đà Nẵng
Chủ đề: Triết học

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Mô tả

BÀN VỀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC – Tác phẩm gửi tới Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch” là bản luận thuyết của Schopenhauer gửi Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch, trong một cuộc thi có thưởng năm 1837.

Bản luận thuyết này trả lời cho vấn đề mà học viện đặt ra, đó là:

“Ý tưởng ban đầu về đạo đức, hay quan niệm chủ đạo của luật luân lý tối cao, xuất hiện bởi một điều tất yếu dường như lạ lẫm với chủ thể, nhưng nó không hề hợp lý: cả ở trong khoa học, với mục tiêu là nêu ra kiến thức rằng đạo đức là gì, và cả trong đời thực, mà ở đó nó phần nào tự thể hiện trong đánh giá của lương tâm về hành động của chính chúng ta, phần nào ở trong ước đoán đạo đức của chính ta về hành động của người khác; hơn thế nữa, phần lớn các quan niệm chính trong Luân lý học nảy sinh từ ý tưởng đó và không thể tách rời nó được (ví dụ như quan niệm về nghĩa vụ và việc gán ghép cho khen ngợi hay trách móc), mà chúng rõ ràng cũng quan trọng trong cùng các điều kiện và tính tất yếu tương tự.

Theo quan điểm của những dữ kiện này và xét rằng xu hướng nghiên cứu triết học trong thời đại chúng ta rất mong đợi vấn đề này được phân tích sâu hơn, Hiệp hội mong rằng câu hỏi sau đây được xem xét và thảo luận cẩn thận:

Liệu nguồn gốc và nền tảng của Quy tắc đạo đức có được tìm kiếm trong một ý tưởng về đạo đức nằm ngay trong ý thức (hay lương tâm), và trong việc phân tích các quan niệm luân lý chủ đạo khác phát sinh từ đó không? Hay là nó được tìm thấy trong một số nguồn kiến thức khác?”

 

Schopenhauer đã bác bỏ nền tảng đạo đức siêu hình của Kant và rất gay gắt khi nhắc tới Hegel hay Fichte cũng như các dạng phái sinh quan điểm của Kant. (Trong bối cảnh lúc bấy giờ, các quan điểm của Kant hay Hegel đều đang rất mới mẻ thì đây cũng là lý do mà luận thuyết này không được Học viện xét giải). Với Schopenhauer, nền tảng của đạo đức là “lòng trắc ẩn”, và ông đã chỉ ra các động cơ trái đạo đức cơ bản trong bản chất con người là “Tính vị kỷ” và “Ác ý”. Schopenhauer đã kết luận, mọi hành động của con người đều xuất phát từ 3 nguồn gốc chính là Vị kỷ, Ác ý và Lòng trắc ẩn; hoặc là Vị kỷ và Lòng trắc ẩn; hoặc là Vị kỷ và Ác ý.

 

Theo đánh giá của dịch giả Arthur Brodrick Bullock, người dịch luận thuyết này từ bản tiếng Đức sang tiếng Anh thì “Đối với những ai tin vào Luân lý học của Kant hay bất kỳ cơ sở Luân lý học nào khác thì không có gì thách thức quan điểm của họ tốt hơn tư tưởng của Schopenhauer; còn những ai chưa tìm được nền tảng nào đó thì hẳn sẽ thấy những gì được trình bày sắp tới rất thú vị.”

 

Về Arthur Schopenhauer:

Arthur Schopenhauer (1788 – 1860): là một nhà triết học duy tâm người Đức. Ông là một trong những nhà tư tưởng phương Tây thế hệ đầu chia sẻ nhiều điểm chung với triết học Ấn Độ, chẳng hạn như sự khổ tu, sự chối bỏ bản thân, và ý niệm cho rằng thế giới là sự phô chiếu ảo ảnh. Một số học giả coi các công trình triết học của ông là ví dụ điển hình của chủ nghĩa bi quan triết học.

 

Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, Phật học những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.

 

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU CỦA DỊCH GIẢ BULLOCK
GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ BULLOCK 


PHẦN I
Giới thiệu
Chương I: Vấn đề
Chương II: Cái nhìn tổng quát


PHẦN II
Bài phê bình cơ sở luân lý học của Kant
Chương I: Các nhận xét sơ bộ
Chương II: Về hình thức mệnh lệnh trong luân lý học của Kant
Chương III: Giả định về các nghĩa vụ đối với chúng ta nói riêng
Chương IV: Về cơ sở luân lý học của Kant
Chương V: Về nguyên tắc thượng tôn trong luân lý học của Kant
Chương VI: Những hình thức cấu thành nguyên tắc thượng tôn trong luân lý học của Kant
Chương VII: Học thuyết lương tâm của Kant
Chương VIII: Học thuyết của Kant về tính nhận thức và tính thực nghiệm. Thuyết tự do
Chương IX: Luân lý học của Fichte như thấu kính soi tỏ lỗi lầm của Kant 

PHẦN III
Nền tảng luân lý học
Chương I: Các điều kiện của vấn đề
Chương II: Quan điểm hoài nghi
Chương III: Các động cơ trái đạo đức
Chương IV: Tiêu chí các hành động đáng giá trị đạo đức 185
Chương V: Tuyên bố và bằng chứng cho động cơ đạo đức chân thật
Chương VI: Phẩm hạnh của công chính
Chương VII: Phẩm hạnh của lòng yêu thương
Chương VIII: Bằng chứng được khẳng định bằng kinh nghiệm
Chương IX: Về khác biệt đạo đức cá nhân


PHẦN IV
Giải thích về siêu hình cho hiện tượng luân lý ban sơ
Chương I: Phần phụ lục này nên được hiểu thế nào
Chương II: Cơ sở siêu hình học

 

  • Nền tảng cần có: Có hiểu biết về triết học và tư tưởng
  • Cách đọc: Đọc nhưng không phán xét và đặt những nhận định của Schopenhauer vào bối cảnh xã hội của ông thời bấy giờ chứ không thể đánh giá nhận định của ông bằng cái nhìn ngày nay
  • Ứng dụng: Trong nghiên cứu triết học Đức, chiêm nghiệm về đời sống

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bàn về Nền tảng Đạo đức – Arthur Schopenhauer”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *