Bài học 3.0 Phần Lan: Chúng ta học được gì từ cải cách giáo dục Phần Lan – Pasi Sahlberg

199.000

Bài học 3.0 Phần Lan: Chúng ta học được gì từ cải cách giáo dục Phần Lan dày 408 trang, khổ 16x25cm

Bìa: mềm

Tác giả: PASI SAHLBERG

Dịch giả: Đặng Việt Vinh – Lê Phương Anh – Phạm Văn Lam (hiệu đính)

Được cấp phép bởi NXB Thế GIới, 2021

Giá sách: 199.000 vnđ

Phí ship: 25.000 VNĐ (Nội thành hà Nội) – 35.000 VNĐ (Toàn quốc)

Giá chưa bao gồm VAT - chưa bao gồm phí vận chuyển

Mô tả

Hai ấn bản trước của Bài học Phần Lan đã mô tả cách một quốc gia Bắc Âu nhỏ bé xây dựng nên hệ thống trường học cung cấp khả năng tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho tất cả thanh thiếu niên trong nước.

 

Ở Bài học Phần Lan 3.0 của tác giả Pasi Sahlberg tiếp nối và cập nhật câu chuyện về cách Phần Lan duy trì thành tích giáo dục mẫu mực của mình so với hai bản trước đó, bao gồm cả cách nước này phản ứng với những thay đổi hỗn loạn trong nước và trên toàn thế giới như đại dịch Covid-19.

 

Những điểm mới quan trọng trong Bài học Phần Lan 3.0 là về một số chủ đề như:

  • Giáo viên và đào tạo giáo viên
  • Giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt
  • Vai trò của trò chơi trong giáo dục chất lượng cao
  • Các phản ứng của Phần Lan trước tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, điểm số trong các cuộc thi quốc tế không như kỳ vọng và đại dịch toàn cầu.

 

Trong lúc các quốc gia đang tiến hành cải cách giáo dục, tình trạng khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và bất ổn kinh tế thúc đẩy những thay đổi toàn cầu, Bài học Phần Lan 3.0 khuyến khích giáo viên, học sinh và các nhà hoạch định chính sách có những suy nghĩ lớn rộng hơn, táo bạo hơn khi tìm kiếm các giải pháp mới để cải thiện trường học và toàn bộ hệ thống giáo dục.

 

Ấn bản này cung cấp thông tin sâu hơn về thế giới giáo dục hiện tại ở Phần Lan dựa trên các số liệu thống kê giáo dục và dữ liệu quốc tế gần đây nhất, bao gồm PISA 2018, TIMSS 2016 và TALIS 2018.

 

Đây  sẽ là tư liệu hữu ích cho những người làm công tác giáo dục, khoa học; nhất là trong lúc chúng ta đang “tìm đường” cải cách nền giáo dục hiện có nhiều điều bất cập trước yêu cầu của thời đại mới.

 

Trích đoạn:

 

  1. Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc thử nghiệm xã hội chưa từng có đối với các trường học. Thử nghiệm này kiểm tra tính linh hoạt, sáng tạo, tính chuyên nghiệp và kiên cường của các trường. Tuy chưa có nghiên cứu có hệ thống hay bằng chứng nào khác về cách trường học ở Phần Lan xử lý quá trình chuyển đổi sang việc dạy và học từ xa thế nào, nhưng một số dữ liệu khảo sát do các nhà chức trách Phần Lan thu thập vào cuối năm học cho thấy những thách thức chính là tình trạng học sinh không tiếp cận được với công nghệ và các khó khăn trong việc cung cấp hỗ trợ trực tuyến đối với các học sinh có nhu cầu.)

 

  1. Mọi người đôi khi hiểu nhầm công bằng giống với bình đẳng trong giáo dục. Nói cách khác là mọi học sinh nên được đối xử như nhau ở trường – được dạy cùng một chương trình, cùng một thời lượng, hay các em phải có kết quả học tập như nhau. Điều này cũng từng là niềm tin phổ biến ở Phần Lan suốt một thời gian dài từ khi cuộc cải cách trường học dựa trên sự bình đẳng lần đầu được tiến hành vào đầu thập niên 1970. Nhưng không phải như vậy, công bằng trong giáo dục nghĩa là thành tích học tập của học sinh ở trường không bị chi phối bởi hoàn cảnh xuất thân, tức là mức độ giàu có, nghề nghiệp, địa vị hay quyền lực của cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh. Điểm bắt đầu cơ bản của giáo dục công bằng là mọi học sinh phải được tiếp cận chương trình giảng dạy, cùng việc dạy và học chất lượng cao, bất kể nơi cư trú hay trường theo học. Theo nghĩa này, các trường học hay các hệ thống trường học công bằng hơn sẽ đảm bảo sự khác biệt trong kết quả giáo dục không đến từ sự khác biệt trong gia cảnh của học sinh.

 

  1. Nhiều giáo viên và nhà quản lý nước ngoài từng tới thăm các trường học Phần Lan […] thường mắc kẹt trong thế lưỡng nan giữa việc chọn sự xuất sắc hay sự công bằng do những đòi hỏi thành tích từ bên ngoài và quy định về thành tích tại quốc gia của họ. Việc thi cử được chuẩn hóa vốn có một định nghĩa học thuật hạn hẹp về trí thông minh, kết hợp cùng việc sử dụng các kết quả thi cử để so sánh mỗi học sinh với điểm trung bình thống kê trong trường học là thứ gây hại cho hầu hết nỗ lực nâng cao công bằng thông qua giảng dạy. Không yếu tố nào trong số những yếu tố này tồn tại trong các trường học của Phần Lan.

 

  1. Thật sai lầm khi tin rằng có thể lý giải điều trẻ em học được và không được ở trường bằng cách chỉ nhìn vào trường học và mỗi điều họ làm. Cuốn sách này hy vọng làm rõ được rằng ở bất cứ đâu, nhưng đặc biệt tại Phần Lan, hầu hết những điều trẻ em học và không học được ở trường là do các yếu tố bên ngoài cổng trường. Hầu hết nỗ lực giải thích vì sao các trường học của Phần Lan tốt hơn nhiều trường khác, hay vì sao ngày nay họ không còn làm tốt như trước, đều không nhìn ra những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này trong xã hội Phần Lan là cần thiết trong việc hiểu giáo dục như một hệ sinh thái.

 

Đôi nét về tác giả

 

PASI SAHLBERG sinh năm 1959 là nhà giáo dục và tác giả người Phần Lan, từng là chuyên gia giáo dục cấp cao tại Ngân hàng Thế giới, chuyên gia giáo dục hàng đầu tại Tổ chức Đào tạo châu Âu (Torino, Ý), Giáo sư về Chính sách Giáo dục tại Đại học New South Wales (Sydney, Úc), Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Sau đại học về Giáo dục của Harvard và nguyên Tổng giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác Quốc tế (CIMO) thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan.

 

Giải thưởng:

 

Giáo dục 2012 (Phần Lan)

Robert Owen năm 2014 (Scotland)

Lego năm 2016 (Đan Mạch)

Học bổng cư trú Bellagio của Quỹ Rockefeller năm 2017

 

Tác phẩm tiêu biểu:

Finnish Lessons: What Can the World Learn from Educational Change in Finland (2011, 2015, 2021)

Let the Children Play: How more play will save our schools and help children thrive (2019)

In Teachers We Trust: The Finnish way to world-class schools (2021)

Thông tin đang cập nhật...

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bài học 3.0 Phần Lan: Chúng ta học được gì từ cải cách giáo dục Phần Lan – Pasi Sahlberg”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *